Ngoài những trường hợp được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật thì những trường hợp nào người lao động sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc?
>> Công ty cho nghỉ Tết 2025 dài hơn quy định, lương tính thế nào?
>> Công ty phá sản có được chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động không?
Căn cứ khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019.
Theo đó dẫn chiếu đến khoản 5, 8, 11, 12 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 thì đối với những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động sau đây:
- Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
- Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 Bộ luật Lao động 2019.
- Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Lao động 2019.
- Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
Như vậy, nếu người lao động chấm dứt hợp đồng lao động tại các trường hợp nêu trên sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc dù đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên.
Ngoài ra, đối với trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc nhưng vẫn không được công ty chi trả trợ cấp thôi việc nếu người đó thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
- Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
- Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
Như vậy, đối với những trường hợp nêu trên thì người lao động sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc.
Bộ luật Lao động và văn bản còn hiệu lực (Áp dụng năm 2024) |
Những trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
[Quý khách hàng xem chi tiết TẠI ĐÂY]
Căn cứ Điều 47 Bộ luật Lao động 2019, trợ cấp mất việc làm được quy định như sau:
(i) Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
(ii) Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
(iii) Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.