Tôi có nghỉ việc để đi khám bệnh thì cần xin giấy tờ như thế nào để được hưởng bảo hiểm xã hội? Khi xin giấy nghỉ ốm cần lưu ý gì? – Thu Thủy (Khánh Hòa).
>> Cần đáp ứng điều kiện gì để được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động?
>> Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với người làm việc nhiều nơi?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT về nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như sau:
1. Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
b) Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Theo đó, người lao động muốn nghỉ ốm hưởng BHXH thì phải xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp. Sau khi người lao động tiến hành thăm khám, cơ sở khám, chữa bệnh sẽ cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH với thời gian phù hợp tới tình hình sức khỏe của người đó.
File Excel tính số tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ năm 2024 |
Người lao động xin giấy nghỉ ốm để hưởng bảo hiểm xã hội cần lưu ý gì? (Ảnh minh họa - Nguồn từ internet)
Theo khoản 3 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT thì:
3. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội; trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là pháp nhân thì người hành nghề phải đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Theo đó, người có thẩm quyền ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH là người hành nghề (y, bác sĩ) làm việc tại cơ sở khám, chữa bệnh đã được cấp phép hoạt động. Trường hợp cơ sở y tế đó không phải là pháp nhân thì người hành nghề phải đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan BHXH. Nếu người ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng hưởng BHXH này không đúng thẩm quyền thì giấy tờ đó coi không hợp lệ, cơ quan BHXH sẽ từ chối giải quyết chế độ người người lao động.
Tại khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định:
5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội có trách nhiệm:
a) Cấp lại giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau đây:
- Bị mất, bị hỏng;
- Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;
- Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;
- Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp cấp lại phải đóng dấu "Cấp lại" trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, nếu làm mất giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, người lao động hoàn toàn có thể xin cấp lại. Giấy nghỉ ốm được cấp lại sẽ đóng dấu Cấp lại.
Mẫu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH được ban hành kèm theo Phụ lục 7 Thông tư 56/2017/TT-BYT (được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT), cụ thể: