Người lao động nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày? Công ty không cho đảm bảo cho người lao động nghỉ không hưởng lương bị phạt bao nhiêu tiền?
>> Bằng lái xe A1 chạy được xe gì 2025?
>> Lịch nghỉ phép năm của người lao động do ai quy định?
Căn cứ Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019, quy định nghỉ không hưởng lương như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
…
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo đó, thời gian nghỉ không lương trong từng trường hợp được xác định như sau:
Trường hợp 1: Nghỉ không lương khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha/mẹ, anh, chị, em ruột kết hôn.
- Người lao động được nghỉ 01 ngày, nhưng phải thông báo với công ty.
- Hết thời gian này, người lao động có thể thỏa thuận với công ty để nghỉ thêm nếu được công ty đồng ý.
Trường hợp 2: Có thỏa thuận về việc nghỉ không hưởng lương giữa người lao động với công ty.
Theo đó, không quy định cụ thể về thời gian nghỉ trong trường hợp này.
Như vậy, người lao động và công ty có thể tự thỏa thuận về số lượng ngày nghỉ không lương mà không bị giới hạn.
![]() |
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Người lao động nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 4 Điều 42 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, quy định như sau:
Quản lý đối tượng
…
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
Như vậy, người lao động nghỉ không lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó.
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
Lưu ý: Mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần mức phạt cá nhân (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Như vậy, công ty không đảm bảo cho người lao động nghỉ không hưởng lương theo quy định pháp luật bị phạt tiền từ 04 - 10 triệu đồng.
|