Thu nhập chịu thuế là gì? Kỳ tính thuế thu nhập cá nhân được xác định như thế nào? Nội dung về quản lý thuế và các hành vi nào bị cấm trong hoạt động quản lý thuế hiện nay?
>> Từ năm 2025, có nhiều mã số thuế, người dân phải làm gì?
>> Dịch vụ cho vay của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng có phải chịu thuế GTGT không?
Pháp luật hiện hành hiện chưa có quy định cụ thể nào về “Thu nhập chịu thuế là gì?”. Tuy nhiên, quý khách hàng có thể tham khảo nội dung định nghĩa sau để tìm hiểu “Thu nhập chịu thuế là gì”:
Thu nhập chịu thuế là tổng hợp các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác có tính chất tương tự mà cơ quan chi trả đã thanh toán cho cá nhân. Điều này bao gồm cả các khoản tiền lương, tiền công nhận được từ công việc tại khu kinh tế. Cơ quan thuế sẽ căn cứ vào phần thu nhập này để xác định số thuế thu nhập cá nhân mà người lao động cần phải nộp.
Lưu ý, nội dung về “Thu nhập chịu thuế là gì?” chỉ mang tính chất tham khảo.
![]() |
File tổng hợp các mẫu tờ khai thuế TNCN năm 2025 |
![]() |
File tổng hợp các mẫu tờ khai quyết toán thuế TNCN năm 2025 và các bảng kê kèm theo |
Thu nhập chịu thuế là gì; Kỳ tính thuế thu nhập cá nhân được xác định như thế nào
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật số 26/2012/QH13) quy định về kỳ tính thuế thu nhập cá nhân cụ thể như sau:
1. Kỳ tính thuế đối với cá nhân cư trú được quy định như sau:
a) Kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công;
b) Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng;
c) Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;
2. Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế.
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Quản lý thuế 2019 về nội dung quản lý thuế cụ thể như sau:
1. Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.
2. Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế.
3. Khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ.
4. Quản lý thông tin người nộp thuế.
5. Quản lý hóa đơn, chứng từ.
6. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế.
7. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
8. Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
10. Hợp tác quốc tế về thuế.
11. Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Quản lý thuế 2019 về các hành vi bị cấm trong hoạt động quản lý thuế cụ thể như sau:
|