Việc điều tra lại tai nạn lao động khi có khiếu nại, tố cáo được thực hiện với quy trình như thế nào? Tai nạn lao động được định nghĩa như thế nào theo quy định pháp luật?
>> Tháng 3 có những ngày lễ gì? Các ngày lễ lớn trong nước Việt Nam?
>> Cam kết bảo mật tiền lương là gì? Việc cam kết bảo mật tiền lương có ý nghĩa gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 143/2024/NĐ-CP về việc điều tra lại tai nạn lao động khi có khiếu nại, tố cáo được thực hiện với quy trình như sau:
1. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động, nếu có khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật thì việc điều tra lại tai nạn lao động thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, cơ quan thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền được quy định tại Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo;
b) Trường hợp người khiếu nại, tố cáo không nhất trí với ý kiến trả lời của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết nêu tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền điều tra lại tai nạn lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động để tiến hành điều tra lại tai nạn lao động; đồng thời thông báo bằng văn bản kết quả điều tra lại cho người khiếu nại hoặc tố cáo biết; trường hợp không tiến hành điều tra lại thì phải nêu rõ lý do;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra tai nạn và Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh đã điều tra vụ tai nạn lao động có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho Đoàn điều tra lại tai nạn lao động cấp trung ương đối với tai nạn xảy ra cho người lao động;
d) Kết luận của Đoàn điều tra lại tai nạn lao động cấp trung ương là kết luận cuối cùng.
Lưu ý, biên bản điều tra tai nạn lao động trước đó se hết hiệu lực pháp lý khi biên bản điều tra lại được công bố theo quy định pháp luật.
![]() |
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Việc điều tra lại tai nạn lao động khi có khiếu nại, tố cáo được thực hiện với quy trình như thế nào
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cụ thể như sau:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
…
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
…
Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế theo quy định pháp luật hiện nay.
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có định nghĩa an toàn vệ sinh lao động cụ thể như sau:
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.