Người lao động chậm nộp quyết toán thuế TNCN thì bị phạt bao nhiêu tiền? Những hành vi nào được coi là sử dụng không hợp pháp hóa đơn chứng từ? Cơ sở hóa đơn điện tử là gì?
>> Hành vi tranh giành hoặc nài ép khách du lịch mua hàng hóa bị phạt thế nào?
>> Doanh nghiệp tư nhân góp vốn thành lập công ty hợp danh bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP về việc xử phạt đối với người lao động chậm nộp quyết toán thuế TNCN như sau:
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
d) Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.
…
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, người lao động chậm nộp quyết toán thuế TNCN thì bị xử phạt như sau:
- Quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.500.000 đồng (trong trường hợp quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ thì chỉ phạt cảnh cáo).
- Quá thời hạn từ 31 ngày đến 60 ngày: Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
- Quá thời hạn từ 61 ngày đến 90 ngày: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 7.500.000 đồng.
- Quá thời hạn từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 7.500.000 đồng.
- Quá thời hạn trên 90 ngày và có phát sinh số thuế phải nộp: Phạt tiền từ 7.500.000 đồng đến 12.500.000 đồng.
Lưu ý: Trong trường hợp số tiền phạt lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn 5.75 triệu đồng.
File word Luật Quản lý thuế và văn bản hướng dẫn đang còn hiệu lực năm 2024 |
Người lao động chậm nộp quyết toán thuế TNCN thì bị phạt bao nhiêu tiền (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP về những hành vi được coi là sử dụng không hợp pháp hóa đơn chứng từ:
a) Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định;
b) Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;
c) Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;
d) Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;
đ) Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra;
e) Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.
Căn cứ theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về định nghĩa cơ sở hóa điện tử như sau:
Cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử là tập hợp các dữ liệu thông tin về hóa đơn điện tử của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và thông tin về chứng từ điện tử của các tổ chức, cá nhân sử dụng.