Ngừng hoạt động kiểm định bao lâu thì bị thu hồi giấy chứng nhận? Điều kiện chung khi kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới là gì? Cơ cấu tổ chức của cơ sở đăng kiểm là gì?
>> YEP là gì? Công ty có bắt buộc phải tổ chức YEP cho người lao động không?
>> Phân loại dự án đầu tư xây dựng được quy định như thế nào?
Căn cứ điểm h khoản 1 Điều 16 Nghị định 166/2024/NĐ-CP, quy định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định như sau:
Thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định của cơ sở đăng kiểm
1. Cơ sở đăng kiểm bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khi vi phạm một trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy được cấp do làm giả các hồ sơ, giấy tờ, tài liệu để được cấp giấy chứng nhận;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy bị cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung;
c) Bị tạm đình chỉ hoạt động kiểm định theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này từ 03 lần trong thời gian 12 tháng liên tục;
…
h) Ngừng hoạt động kiểm định quá 12 tháng liên tục;
i) Bố trí người thực hiện kiểm định không phải là đăng kiểm viên; phân công đăng kiểm viên cùng một thời gian trong ngày đồng thời thực hiện kiểm định tại 02 cơ sở đăng kiểm trở lên;
k) Cơ sở đăng kiểm giải thể.
Như vậy, cơ sở đăng kiểm ngừng hoạt động kiểm định quá 12 tháng liên tục sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định.
Tờ khai thuế giá trị gia tăng - Mẫu số 05/GTGT Phụ lục II Thông tư 80/2021/TT-BTC |
Ngừng hoạt động kiểm định quá 12 tháng liên tục thì bị thu hồi giấy chứng nhận hoạt động
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 4 Nghị định 166/2024/NĐ-CP, điều kiện chung khi kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới như sau:
(i) Đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức, nhân lực và hệ thống quản lý chất lượng theo quy định tại Nghị định 166/2024/NĐ-CP và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
(ii) Có đăng kiểm viên phù hợp với chức năng của cơ sở đăng kiểm. Đăng kiểm viên gồm: đăng kiểm viên hạng I, đăng kiểm viên hạng II, đăng kiểm viên hạng III.
(iii) Có giấy tờ, tài liệu theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về đất đai; kết nối giao thông và đấu nối đường bộ theo quy định; bảo vệ môi trường, an toàn, vệ sinh lao động, phòng cháy và chữa cháy và pháp luật khác có liên quan khi xây dựng, đưa cơ sở đăng kiểm vào hoạt động.
Căn cứ Điều 9 Nghị định 166/2024/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức của cơ sở đăng kiểm bao gồm:
(i) Bộ phận lãnh đạo bao gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc phụ trách cơ sở đăng kiểm được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để tổ chức quản lý, điều hành đơn vị.
(ii) Bộ phận kiểm định bao gồm: lãnh đạo bộ phận kiểm định và đăng kiểm viên để thực hiện kiểm định phương tiện.
(iii) Bộ phận văn phòng bao gồm: nhân viên nghiệp vụ và các nhân viên khác để thực hiện các công việc văn phòng, hỗ trợ hoạt động kiểm định.
Lưu ý: Nhân sự thuộc các bộ phận nêu trên có thể kiêm nhiệm thực hiện các nhiệm vụ giữa các bộ phận khác nhau và được tính là nhân sự thuộc bộ phận kiêm nhiệm nếu đáp ứng các yêu cầu về chứng chỉ chuyên môn và điều kiện theo quy định tại Nghị định 166/2024/NĐ-CP.