Không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Vậy nghỉ phép năm có tính vào ngày làm việc để đóng BHXH không?
>> Nghỉ phép năm 2024 có tính thứ 7, chủ nhật không?
>> Công ty có bắt buộc phải gửi bảng kê lương cho người lao động?
Căn cứ khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Trong khi đó, theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
(i) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.
(ii) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
(iii) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Theo đó, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH. Trong khi đó ngày nghỉ phép năm người lao động được hưởng nguyên lương. Vì vậy, việc người lao động nghỉ phép năm không ảnh hưởng tới việc đóng BHXH.
Tóm lại, ngày nghỉ phép năm vẫn tính vào ngày làm việc để đóng BHXH.
Mẫu đơn xin nghỉ phép năm 2024 và hướng dẫn cách sử dụng chi tiết |
Ngày nghỉ phép năm vẫn tính vào ngày làm việc để đóng BHXH (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, nếu người lao thôi việc hoặc mất việc làm mà chưa nghỉ phép năm hoặc chưa sử dụng hết số ngày nghỉ phép năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Như vậy, người lao động được thanh toán tiền ngày nghỉ phép năm chưa nghỉ hết khi thôi việc hoặc mất việc.
Tuy nhiên tại Công văn 514/ATLĐ-CSBHLĐ ngày 22/10/2021 có hướng dẫn như sau:
Đối với trường hợp người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm mà không thuộc các trường hợp được nêu tại khoản 3 Điều 113 trên, nếu người sử dụng lao động thỏa thuận thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ trong những trường hợp này theo hướng có lợi hơn cho người lao động được khuyến khích theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Bộ luật Lao động.
Như vậy, trong trường hợp người lao động tiếp tục làm việc mà chưa nghỉ phép năm hoặc chưa sử dụng hết số ngày nghỉ phép năm thì sẽ không được nhận lương cho những ngày chưa nghỉ. Tuy nhiên, nếu người sử dụng lao động đồng ý thanh toán lương cho những ngày chưa nghỉ trong trường hợp này thì sẽ được khuyến khích theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Bộ luật Lao động 2019.
Căn cứ khoản 5 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019.
Căn cứ khoản 3 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019, khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Như vậy, khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, số ngày nghỉ phép năm của người lao động làm việc chưa đủ 1 năm được tính như sau: Lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.
Công thức tính ngày nghỉ phép năm khi người lao động làm việc không đủ 1 năm:
Số ngày nghỉ hằng năm |
= |
Số ngày nghỉ hằng năm + Số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có) |
X |
Số tháng làm việc thực tế trong năm |
12 tháng |