Con tôi (02 tuổi) bị bệnh và nhập viện, tôi phải nghỉ làm để chăm sóc con; vậy tôi có được hưởng chế độ gì hay không? – Ngọc Trang (Cần Thơ).
>> Nhân viên nghỉ việc, công ty được “giam lương” tối đa bao nhiêu ngày?
>> Ép nhân viên mua hàng hóa của công ty, có bị xử phạt?
Khoản 2 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLDTBXH quy định trường hợp người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền sẽ được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp bạn phải nghỉ việc để chăm sóc con (02 tuổi) do bé bị bệnh và nhập viện sẽ được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật.
Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn (có hiệu lực từ ngày 20/6/2023) |
Nghỉ làm khi con bị bệnh, người lao động được hưởng chế độ gì hay không? (Ảnh minh họa – Nguồn từ internet)
Căn cứ Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian nghỉ hưởng chế độ khi con ốm đau được quy định như sau:
Điều 27. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau
1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Cũng tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 59/2015/TT-BLDTBXH, thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định. Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
Như vậy, thời gian nghỉ hưởng chế độ khi con ốm đau sẽ được tính dựa vào số ngày bạn nghỉ việc để chăm sóc con, nhưng tối đa không quá 20 ngày làm việc trong một năm.
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLDTBXH mức hưởng chế độ khi con ốm đau được quy định như sau:
Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
Cụ thể là:
Mức hưởng chế độ ốm đau |
|
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc |
|
Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau |
24 ngày |
Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Như vậy, khi bạn nghỉ việc để chăm sóc con bị bệnh sẽ được hưởng chế độ khi con ốm đau, với mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Ví dụ: Trong trường hợp lương tính đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc là 07 triệu, bạn phải nghỉ 03 ngày (thứ Ba, thứ Tư và thứ Năm) để chăm con bị bệnh. Trong trường hợp này mức hưởng chế độ ốm đau của bạn 656.000 đồng (cụ thể như sau: (7.000.000 / 24) x 75% x 3 = 656.000 đồng).