Ngày 25/11 là ngày gì? Bình đẳng giới trong lao động là gì? Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới và hoạt động bình đẳng giới là gì? Nhà nước có chính sách gì về bình đẳng giới?
>> Những hành vi nào được xem là phân biệt đối xử trong lao động?
>> Freelancer có được tham gia công đoàn không?
Tại bài viết này, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ giải đáp “Ngày 25/11 là ngày gì? Bình đẳng giới trong lao động là gì?”. Cụ thể bao gồm những nội dung sau đây:
Về "Ngày 25/11 là ngày gì?", ngày 25/11 được biết đến là Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (International Day for the Elimination of Violence Against Women). Ngày này được Liên Hợp Quốc chính thức công nhận vào năm 1999, với mục đích nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn nạn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời kêu gọi hành động để ngăn chặn và xóa bỏ bạo lực này trên toàn thế giới.
Lưu ý, nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
File Excel tính tiền lương làm thêm giờ, làm ban đêm 2024 với người lao động |
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
File Excel tính tiền lương hàng tháng của người lao động năm 2024 |
Giải đáp thắc mắc: Ngày 25/11 là ngày gì; Bình đẳng giới trong lao động là gì
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 13 Luật Bình đẳng giới 2006 thì bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động được quy định như sau:
(i) Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
(ii) Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
(iii) Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
- Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ.
- Công ty tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
Đồng thời, theo Điều 10 Luật Bình đẳng giới 2006 thì các hành vi sau đây thuộc hành vi bị cấm:
(i) Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới.
(ii) Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.
(iii) Bạo lực trên cơ sở giới.
(iv) Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, tại khoản 8 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 còn quy định về việc phân biệt đối xử trong lao động như sau:
Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.
Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.
Theo Điều 78 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về quyền làm việc bình đẳng của người lao động, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới như sau:
(i) Quyền bình đẳng của người lao động:
- Công ty có trách nhiệm thực hiện quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, tiền lương, khen thưởng, thăng tiến, trả công lao động, các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện lao động, an toàn lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ốm đau, thai sản, các chế độ phúc lợi khác về vật chất và tinh thần.
- Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới về các lĩnh vực quy định tại gạch đầu dòng thứ nhất khoản (i) nêu trên trong quan hệ lao động.
(ii) Người sử dụng lao động có trách nhiệm tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của phụ nữ. Việc tham khảo ý kiến của đại diện lao động nữ được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
(iii) Nhà nước khuyến khích công ty:
- Ưu tiên tuyển dụng, sử dụng phụ nữ vào làm việc khi người đó đủ điều kiện, tiêu chuẩn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ; ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới đối với lao động nữ trong trường hợp hợp đồng lao động hết hạn.
- Thực hiện các chế độ, chính sách đối với lao động nữ tốt hơn so với quy định của pháp luật.