Ngày 15 tháng Giêng là tết gì? Người lao động có được nghỉ không? Các hoạt động trong ngày Tết Nguyên Tiêu?
>> Mở hàng đầu năm là gì? Có nên mở hàng đầu năm vào ngày mùng 8 tết không?
>> Văn khấn cúng sao giải hạn như thế nào cho chuẩn nhất?
Ngày 15 tháng Giêng âm lịch còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu hay Tết Thượng Nguyên. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng của người Việt Nam và nhiều nước phương Đông như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc.
Tết Nguyên Tiêu mang ý nghĩa khởi đầu trọn vẹn, viên mãn. Đây là một dịp quan trọng để cầu an, tạ ơn, hướng về tổ tiên và thần linh, đồng thời cũng là ngày lễ lớn trong Phật giáo.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, quy định nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, Tết Nguyên Tiêu không thuộc trường hợp nghỉ hưởng nguyên lương của người lao động.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 115 Bộ luật Lao động 2019, quy định nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo đó, Tết Nguyên Tiêu cũng không thuộc trường hợp nghỉ việc riêng. Nếu người lao động muốn xin nghỉ vào ngày này có thể thỏa thuận với người lao động để nghỉ không hưởng lương.
Đồng thời căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một công ty thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
- 12 ngày làm việc: đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.
- 14 ngày làm việc: đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- 16 ngày làm việc: đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một công ty thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Như vậy, ngoài việc nghỉ không hưởng lương thì người lao động cũng có thể dùng ngày phép năm để nghỉ vào ngày Tết Nguyên Tiêu.
Như vậy, vào ngày Tết Nguyên Tiêu người lao động có thể nghỉ không hưởng lương hoặc dùng phép năm để nghỉ.
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Ngày 15 tháng Giêng là tết gì; Người lao động có được nghỉ không (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Ở Việt Nam: Người dân thường đi chùa để cúng sao giải hạn, tụng kinh và cầu mong một năm mới bình an, may mắn. Đặc biệt, tại các khu vực có đông người Hoa như Chợ Lớn (TP.HCM) hay Hội An, không khí lễ hội trở nên nhộn nhịp hơn với các hoạt động truyền thống như múa lân, rước đèn và những trò chơi dân gian đặc sắc.
Ở Trung Quốc: Lễ hội đèn lồng là sự kiện nổi bật nhất trong ngày này. Khắp nơi rực rỡ với những chiếc lồng đèn đủ màu sắc, hình dáng. Người dân cũng tham gia nhiều hoạt động thú vị như đoán câu đố trên lồng đèn, thưởng thức bánh trôi (thang viên) tượng trưng cho sự đoàn viên, và cùng nhau ngâm thơ, tận hưởng không khí vui tươi của ngày lễ.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.