Có thể hiểu mở hàng đầu năm là gì? Có nên mở hàng đầu năm vào ngày mùng 8 tết không? Những hành vi nào bị cấm trong hoạt động của doanh nghiệp theo quy định pháp luật?
>> Nhậu xong chạy xe đạp bị thổi nồng độ cồn không? Phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể nào về mở hàng đầu năm là gì? Quý khách hàng có thể tham khảo nội dung định nghĩa sau để tìm hiểu mở hàng đầu năm là gì:
Mở hàng đầu năm là một phong tục truyền thống quan trọng trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt, mang ý nghĩa khởi đầu suôn sẻ cho công việc kinh doanh, buôn bán trong năm mới. Đây không chỉ là một hoạt động mang tính tượng trưng mà còn thể hiện niềm tin sâu sắc vào sự may mắn, thuận lợi và phát đạt trong suốt cả năm.
Theo quan niệm dân gian, việc tổ chức mở hàng vào những ngày đầu năm mới có ảnh hưởng lớn đến tài lộc, vận khí của gia chủ cũng như sự thịnh vượng của công việc làm ăn. Vì vậy, người kinh doanh thường rất cẩn trọng trong việc lựa chọn ngày giờ đẹp để khai trương, đồng thời xem xét kỹ lưỡng người mở hàng đầu tiên, bởi họ tin rằng người này sẽ mang đến may mắn, hanh thông trong suốt năm.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Có thể hiểu mở hàng đầu năm là gì; Có nên mở hàng đầu năm vào ngày mùng 8 tết không
(Hình minh họa - NGuồn từ Internet)
Mùng 8 Tết 2025 thuộc ngày Kim Đường Hoàng Đạo, một trong những ngày được đánh giá là cát lợi trong hệ thống lịch vạn niên. Theo âm lịch, đây là ngày 8 tháng Giêng năm Ất Tỵ, rơi vào thứ Tư ngày 5 tháng 2 dương lịch. Ngày này mang trực Khai, biểu trưng cho sự khởi đầu, khai mở thuận lợi. Điều này khiến mùng 8 trở thành ngày lý tưởng để bắt đầu những công việc quan trọng trong năm mới.
Theo đó, có thể lựa chọn ngày mùng 8 tết là ngày để tổ chức mở hàng đầu năm đối với các cơ sở kinh doanh, mua bán.
Tuy nhiên, việc lựa chọn ngày mở hàng đầu năm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cung, mệnh của chủ cơ sở kinh doanh mua bán hay là người đứng ra mở hàng năm mới, thời gian phù hợp để chuẩn bị,..
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Doanh nghiệp 2020 về các hành vi bị cấm trong hoạt động của doanh nghiệp cụ thể như sau:
1. Cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm giấy tờ khác trái với quy định của Luật này; gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu người thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Ngăn cản chủ sở hữu, thành viên, cổ đông của doanh nghiệp thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
3. Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp đang bị tạm dừng hoạt động kinh doanh.
4. Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
5. Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.
6. Kinh doanh các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh trong quá trình hoạt động.
7. Lừa đảo, rửa tiền, tài trợ khủng bố.