Tham khảo mẫu văn khấn cúng sao giải hạn như thế nào cho chuẩn nhất? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam như thế nào?
>> Doanh nghiệp khai trương mùng 10 tháng Giêng có tốt không?
Lễ cúng sao giải hạn là một trong những nghi lễ quan trọng trong dịp Tết Nguyên Đán, giúp gia chủ tẩy trừ vận xui và mang lại sự may mắn trong năm mới. Mọi người thường mong muốn năm 2025 sẽ là một năm thuận buồm xuôi gió, công việc làm ăn tấn tới, sức khỏe dồi dào và gia đình hòa thuận.
Một văn khấn cúng sao giải hạn chuẩn nhất, được đọc đúng cách và thực hiện đúng nghi thức sẽ giúp thu hút năng lượng tích cực, xua đuổi những điều không may mắn, giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong mọi lĩnh vực. Chính vì vậy, việc chuẩn bị văn khấn cúng sao giải hạn sao cho chuẩn xác và thành tâm là điều vô cùng quan trọng trong ngày đầu năm.
Dưới dây là gợi ý văn cúng sao giải hạn chuẩn nhất , quý khách hàng có thể tham khảo:
Văn khấn cúng sao giải hạn chuẩn nhất 2025:
|
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Văn khấn cúng sao giải hạn như thế nào cho chuẩn nhất (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định định tại Điều 8 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam cụ thể như sau:
1. Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:
a) Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;
b) Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;
c) Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;
d) Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;
đ) Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.
1. Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.