Ngày mùng 9 tết có phải ngày tốt không? Doanh nghiệp có nên khai trương đầu năm ngày mùng 9 tết? Những hành vi nào bị cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo hiện nay?
>> Thâm hụt thương mại là gì? Thâm hụt thương mại có ảnh hưởng như thế nào?
>> Ngày vía Ngọc Hoàng là ngày gì? Năm 2025 ngày vía Ngọc Hoàng rơi vào ngày mấy dương lịch?
Ngày mùng 9 Tết năm 2025 rơi vào thứ Năm, ngày 6 tháng 2 Dương lịch, tức ngày 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ theo Âm lịch. Theo quan niệm phong thủy và tử vi, đây được xem là một ngày đẹp, mang ý nghĩa cát tường và may mắn, thích hợp để thực hiện nhiều công việc quan trọng trong những ngày đầu năm mới.
Vào dịp này, nhiều người thường chọn khai trương cửa hàng, mở hàng lấy vía, hoặc xuất hành đi xa với hy vọng mang lại thuận lợi, hanh thông trong công việc và cuộc sống. Bên cạnh đó, các gia đình cũng chuẩn bị lễ vật để dâng cúng, cầu nguyện tài lộc, sức khỏe và bình an cho cả năm. Đối với giới kinh doanh, đây là thời điểm quan trọng để tiến hành những giao dịch đầu tiên, với mong muốn công việc làm ăn sẽ phát đạt, suôn sẻ trong suốt năm mới.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Ngày mùng 9 tết có phải ngày tốt không; Doanh nghiệp có nên khai trương đầu năm ngày mùng 9 tết
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo quan niệm dân gian, ngày mùng 9 Tết, tức ngày 9 tháng Giêng âm lịch, được xem là một trong những ngày đẹp, đặc biệt thuận lợi cho việc khai trương đầu năm hay mở hàng đầu năm. Đây không chỉ là thời điểm đánh dấu sự khởi đầu cho công việc kinh doanh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, mà còn mang ý nghĩa cầu mong một năm mới hanh thông, phát đạt và nhiều may mắn.
Bên cạnh việc khai trương, nhiều người cũng xem đây là thời điểm thích hợp để xuất hành, ký kết hợp đồng, hoặc thực hiện những công việc quan trọng đầu năm với mong muốn mọi sự thuận lợi, vạn sự như ý. Với ý nghĩa tốt lành này, ngày mùng 9 Tết từ lâu đã trở thành một trong những ngày quan trọng, được nhiều người chú trọng trong dịp đầu năm mới.
Tuy nhiên, để xác định chính xác liệu ngày mùng 9 Tết có phù hợp hay không, cần xem xét nhiều yếu tố phong thủy, cung, mệnh,...của chủ cơ sở và các yếu tố liên quan khác.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
Căn cứ theo Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định về các hành vi bị cấm trowng hoạt động tín ngưỡng tôn giáo cụ thể như sau:
1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Tại Điều 10 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 về các nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng tôn giáo cụ thể như sau:
1. Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.