Những ngày nào tốt để đổi ví tiền đối với người kinh doanh mua bán năm 2025 thu hút nhiều tài lộc? Doanh nghiệp có những nghĩa vụ nào theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020?
>> Ngày mùng 9 tết có phải ngày tốt không? Doanh nghiệp có nên khai trương đầu năm ngày mùng 9 tết?
>> Thâm hụt thương mại là gì? Thâm hụt thương mại có ảnh hưởng như thế nào?
Đổi ví tiền đầu năm từ lâu đã là một phong tục ý nghĩa, không chỉ làm mới vật dụng cá nhân mà còn tượng trưng cho việc thu hút tài lộc và kích hoạt nguồn năng lượng tích cực. Việc chọn ngày tốt để đổi ví giúp bạn mở rộng vận may, gia tăng tài chính và đón nhận sự thịnh vượng. Trong năm 2025, để việc đổi ví mang lại nhiều cát lành, bạn nên ưu tiên những ngày hoàng đạo, có sao tốt chiếu mệnh và tránh các ngày xấu, ngày kỵ.
Việc đổi ví tiền trong năm mới đối với người kinh doanh có thể còn mang ý nghĩa chiêu tài, mong cầu những điều mới mẽ đến với mình trong kinh doanh, mua bán.
Do đó, việc lựa chọn ngày tốt và phù hợp để đổi ví tiền là việc được nhiều người quan tâm, dưới đây là gợi ý những ngày tốt để đổi ví tiền trong năm 2025 mà quý khách hàng có thể tham khảo:
- 05/02/2025 (nhằm ngày 07/01/2025 Âm lịch): Ngày đẹp đầu năm, khai mở tài vận.
- 10/03/2025 (nhằm ngày 11/02/2025 Âm lịch): Tốt cho kinh doanh, cầu tài.
- 13/03/2025 (nhằm ngày 14/02/2025 Âm lịch): Ngày Hoàng Đạo, tăng tài lộc.
- 30/04/2025 (nhằm ngày 03/04/2025 Âm lịch): Ngày đẹp trong tháng, thuận lợi tài chính.
- 29/06/2025 (nhằm ngày 04/06/2025 Âm lịch): Ngày đẹp để kích hoạt tài vận.
- 28/08/2025 (nhằm ngày 05/08/2025 Âm lịch): Ngày cát lợi, thu hút tiền bạc.
- 06/10/2025 (nhằm ngày 15/09/2025 Âm lịch): Ngày tốt để giữ tiền, tránh hao tài.
- 27/10/2025 (nhằm ngày 06/10/2025 Âm lịch): Ngày may mắn để kích hoạt tài lộc.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Những ngày nào tốt để đổi ví tiền đối với người kinh doanh mua bán năm 2025
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020 về các nghĩa vụ của doanh cụ thể như sau:
1. Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
2. Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
3. Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
4. Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
5. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 về các quyền của doanh nghiệp cụ thể như sau:
1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
4. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
…
Theo đó, doanh nghiệp có quyền tự do tiềm kiếm thị trường theo quy định pháp luật.