Theo quy định pháp luật hiện hành, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cho thuê tài xế lái xe năm 2024 cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
>> Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải niêm yết những thông tin nào?
>> Mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại An Giang từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu?
(i) Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.
(ii) Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.
(iii) Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định.
(iv) Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ và được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
(v) Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, có tuyển dụng, giao kết hợp đồng lao động với người lao động, sau đó chuyển người lao động sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp đã giao kết hợp đồng lao động (sau đây gọi là doanh nghiệp cho thuê lại).
Như vậy, kinh doanh cho thuê tài xế lái xe thuộc hoạt động cho thuê lại lao động. Theo đó, doanh nghiệp cần phải ký quỹ và có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
(Khoản 1 Điều 11, Điều 52, khoản 1 Điều 54 Bộ luật Lao động 2019)
Mẫu báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động |
Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP |
Điều kiện hoạt động kinh doanh cho thuê tài xế lái xe năm 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Cụ thể về Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
(i) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:
- Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
- Không có án tích.
- Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
(ii) Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 02 tỷ đồng.
(Điều 21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)
Điều 55. Hợp đồng cho thuê lại lao động - Bộ luật Lao động 2019 1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản và được làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. 2. Hợp đồng cho thuê lại lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây: a) Địa điểm làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại; b) Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động thuê lại; c) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; d) Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đ) Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động. 3. Hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã ký với người lao động. |