Tôi muốn biết nếu như công ty không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức thì có bị phạt hay không? Cụ thể nội dung này được quy định thế nào? – An Nam (Hà Nội).
>> Luật Việc làm mới nhất năm 2024 là Luật nào? Có điểm gì nổi bật?
>> Năm 2024, công ty cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động, có bị xử phạt?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, đối với người sử dụng lao động không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định nêu trên chỉ là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
Như vậy, đối với công ty không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Bộ luật Lao động và văn bản hướng dẫn còn hiệu lực (Áp dụng năm 2024) |
Giải đáp thắc mắc, năm 2024, công ty không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức, có bị phạt (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo Điều 93 Bộ luật Lao động 2019, việc xây dựng định mức lao động được quy định như sau:
(i) Công ty phải xây dựng định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
(ii) Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
(iii) Công ty phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng định mức lao động.
Mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Theo Điều 43 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, những nội dung, hình thức người sử dụng lao động phải công khai bao gồm:
(i) Người sử dụng lao động phải công khai với người lao động những nội dung sau:
- Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.
- Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động.
- Các thỏa ước lao động tập thể mà người sử dụng lao động tham gia.
- Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có).
- Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
- Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động.
- Nội dung khác theo quy định của pháp luật.
(ii) Những nội dung quy định tại khoản (i) nêu trên mà pháp luật quy định cụ thể hình thức công khai thì người sử dụng lao động thực hiện công khai theo quy định đó, trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức công khai thì người sử dụng lao động căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động và nội dung phải công khai để lựa chọn hình thức sau đây và thể hiện trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Điều 48 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:
- Niêm yết công khai tại nơi làm việc.
- Thông báo tại các cuộc họp, các cuộc đối thoại giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động.
- Thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thông báo đến người lao động.
- Thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ.
- Hình thức khác mà pháp luật không cấm.