Tôi muốn biết Luật Việc làm mới nhất năm 2024 là Luật nào? Luật Việc làm được hướng dẫn bởi những Nghị định, Thông tư nào và có nội dung gì nổi bật? – Ngân Anh (Bến Tre).
>> Năm 2024, công ty cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động, có bị xử phạt?
>> Có được giam lương của nhân viên bị xử lý kỷ luật lao động 2024 hay không?
Cho đến thời điểm hiện tại, Luật Việc làm mới nhất là Luật Việc làm 2013, được ban hành ngày 16/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
Bộ luật Lao động và văn bản hướng dẫn còn hiệu lực (Áp dụng năm 2024) |
Giải đáp thắc mắc Luật Việc làm mới nhất năm 2024 là Luật nào và có điểm gì nổi bật (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
(i) Nghị định 23/2021/NĐ-CP ban hành ngày 19/ 03/2021.
(ii) Nghị định 61/2020/NĐ-CP ban hành ngày 29/05/2020.
(iii) Nghị định 74/2019/NĐ-CP ban hành ngày 23/09/2019.
(iv) Nghị định 140/2018/NĐ-CP ban hành ngày 08/10/2018.
(v) Nghị định 30/2016/NĐ-CP ban hành ngày 28/04/2016.
(vi) Nghị định 61/2015/NĐ-CP ban hành ngày 09/07/2015.
(vii) Nghị định 31/2015/NĐ-CP ban hành ngày 24/03/2015.
(viii) Nghị định 28/2015/NĐ-CP ban hành ngày 12/03/2015.
(ix) Quyết định 17/2021/QĐ-TTg ban hành ngày 31/03/2021.
(x) Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 29/12/2023.
(xi) Thông tư 01/2022/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 25/01/2022.
(xii) Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 24/12/2015.
(xiii) Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 31/07/2015.
Theo Điều 4 Luật Việc làm 2013, gồm có 3 nguyên tắc về việc làm. Cụ thể như sau:
(i) Bảo đảm quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc.
(ii) Bình đẳng về cơ hội việc làm và thu nhập.
(iii) Bảo đảm làm việc trong điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Căn cứ Điều 6 Luật Việc làm 2013, nội dung quản lý nhà nước về việc làm gồm có những nội dung sau:
(i) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về việc làm.
(ii) Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về việc làm.
(iii) Quản lý lao động, thông tin thị trường lao động, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và bảo hiểm thất nghiệp.
(iv) Quản lý tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
(v) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về việc làm.
(vi) Hợp tác quốc tế về việc làm.
Điều 5. Chính sách của Nhà nước về việc làm - Luật Việc làm 2013 1. Có chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm. 2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thị trường lao động. 3. Có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp. 4. Có chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gắn với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề. 5. Có chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. 6. Hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số. Điều 9. Những hành vi bị nghiêm cấm - Luật Việc làm 2013 1. Phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp. 2. Xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động. 3. Tuyển dụng, sử dụng người lao động vào làm việc trái quy định của pháp luật. 4. Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động để thực hiện những hành vi trái pháp luật. 5. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện chính sách về việc làm. 6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động. |