Cho tôi hỏi: Công ty có được chấm dứt HĐLĐ với chị tôi khi chị tôi đang mang thai không? Các trường hợp nào công ty không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ? – Lan Anh (Hà Nội).
>> Thời gian thử việc với người lao động từ năm 2023 là bao lâu?
>> Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động năm 2023?
Cụ thể hơn, chị tôi đang mang thai. Dạo này chị rất lo lắng khi quản lý có nói công ty sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị với lý do thường xuyên không hoàn thành công việc.
Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Lao động 2019, công ty không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau đây:
Khi người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, thì công ty không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Trừ các trường hợp sau đây:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn mà bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục.
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng mà bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục.
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng mà bị ốm đau, tai nạn đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Người lao động nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được sự đồng ý của công ty, thì công ty không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong khoảng thời gian này.
Một số trường hợp nghỉ được người sử dụng lao động đồng ý theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 như:
- Trường hợp công ty và người lao động thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động (theo điểm h khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019).
- Trường hợp công ty và người lao động thỏa thuận để người lao động nghỉ việc không hưởng lương (theo khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).
Ví dụ: Ông Hùng tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc liên tục, từ ngày 05/11/2022 đến ngày 09/12/2022.
Theo quy định tại điểm e Khoản 1 và khoản 3 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 thì công ty A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với ông Hùng mà không cần báo trước.
Tuy nhiên, do công ty A đã xếp lịch nghỉ hằng năm cho ông Hùng vào các ngày từ 10/12/2022 đến ngày 13/12/2022 từ trước đó.
Nên, công ty A không được ban hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với ông Hùng vào các ngày từ ngày 10/12/2022 đến ngày 13/12/2022, vì đây là thời gian ông Hùng nghỉ hằng năm. Sau khoảng thời gian này (từ ngày 14/12/2022), công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với ông Hùng, căn cứ theo điểm e khoản 1, khoản 3 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019.
Công ty không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi (theo quy định tại Điều 37, khoản 3 Điều 137 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019).
Toàn văn File word Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn còn hiệu lực |
Năm 2023, công ty không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp nào?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Lao động 2019, trong các trường hợp công ty không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, mà vẫn tiến hành chấm dứt, thì được xác định là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật. Từ đó, phải chịu các trách nhiệm quy định tại Điều 41 Bộ luật Lao động 2019. Xem chi tiết bài viết Nghĩa vụ của doanh nghiêp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật.
Ngoài ra, trường hợp công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nữ đang mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi còn bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm i khoản 2 Điều 28, khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, với mức xử phạt là 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
Công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019. Xem chi tiết các trường hợp doanh nghiệp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại bài viết: Các trường hợp doanh nghiệp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động năm 2023?
Nhưng để thực hiện quyền này, công ty cần đảm bảo các điều kiện luật định sau đây:
- Công ty không đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp nêu tại mục 1.
- Công ty cần chứng minh được căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019.
- Công ty cần đảm bảo thời hạn báo trước quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019.
>> Xem thêm các công việc pháp lý tại:
>> Doanh nghiệp đơn phưng chấm dứt hợp đồng lao động
>> Chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
>> So sánh quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động giữa NLĐ với NSDLĐ