Theo quy định mới nhất từ ngày 01/7/2024, mức lương mà người lao động làm việc tại Vĩnh Phúc được hưởng tối thiểu là bao nhiêu?
>> Mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại Thái Bình từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu?
>> Năm 2024, việc xét duyệt trúng thầu dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP và Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP, cụ thể mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại tỉnh Vĩnh Phúc như sau:
Vùng II: Lương tối thiểu theo tháng là 4.410.000 đồng, lương tối thiểu theo giờ là 21.200 đồng. Áp dụng đối với: Các thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc.
Vùng III: Lương tối thiểu theo tháng là 3.860.000 đồng, lương tối thiểu theo giờ là 18.600 đồng. Áp dụng đối với: Các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô.
Bảng tra cứu mức lương tối thiểu vùng theo cấp huyện từ ngày 01/7/2024 |
Mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại Vĩnh Phúc từ ngày 01/7/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 10 Bộ luật Lao động 2019, quyền làm việc của người lao động bao gồm:
(i) Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
(ii) Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.
Căn cứ Điều 4 Bộ luật Lao động 2019, chính sách của Nhà nước về lao động như sau:
(i) Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
(ii) Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
(iii) Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật Lao động 2019 đối với người làm việc không có quan hệ lao động.
(iv) Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
(v) Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.
(vi) Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
(vii) Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.
Điều 9. Việc làm, giải quyết việc làm – Bộ luật Lao động 2019 1. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm. 2. Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm. |