Theo quy định mới nhất, mức lương tối thiểu với người lao động làm việc tại Thái Bình là bao nhiêu? Quyền lợi của người lao động như thế nào?
>> Năm 2024, việc xét duyệt trúng thầu dựa trên những nguyên tắc nào?
>> Người lao động có thể dùng thẻ căn cước để thay thế hộ chiếu khi xuất nhập cảnh?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP và Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP, cụ thể mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại tỉnh Thái Bình như sau:
Vùng II: Lương tối thiểu theo tháng là 4.410.000 đồng, lương tối thiểu theo giờ là 21.200 đồng. Áp dụng đối với: Thành phố Thái Bình.
Vùng III: Lương tối thiểu theo tháng là 3.860.000 đồng, lương tối thiểu theo giờ là 18.600 đồng. Áp dụng đối với: Các huyện Thái Thụy, Tiền Hải.
Vùng IV: Lương tối thiểu theo tháng là 3.450.000 đồng, lương tối thiểu theo giờ là 16.600 đồng. Áp dụng đối với: Các huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Đông Hưng, Kiến Xương, Vũ Thư.
Bảng tra cứu mức lương tối thiểu vùng theo cấp huyện từ ngày 01/7/2024 |
Mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại Thái Bình từ ngày 01/7/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 8 Bộ luật Lao động 2019, 07 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động, bao gồm:
(i) Phân biệt đối xử trong lao động.
(ii) Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
(iii) Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
(iv) Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
(v) Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
(vi) Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
(vii) Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Căn cứ Điều 5 Bộ luật Lao động 2019, quyền và nghĩa vụ của người lao động được quy định như sau:
(i) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
(ii) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể.
(iii) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động.
(iv) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc.
(v) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
(vi) Đình công.
(vii) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(i) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác.
(ii) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
(iii) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.