Năm 2024, việc xét duyệt trúng thầu dựa trên những nguyên tắc nào? Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm hiện thực hiện các dự án của nhà đầu tư được quy định ra sao?
>> Người lao động có thể dùng thẻ căn cước để thay thế hộ chiếu khi xuất nhập cảnh?
>> Tiền lương của nhân viên thời vụ từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu tiền 01 giờ?
Căn cứ Điều 48 Nghị định 23/2024/NĐ-CP, việc xét duyệt trúng thầu được thực hiện theo những nguyên tắc sau đây:
(i) Nhà đầu tư được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có hồ sơ dự thầu hợp lệ.
- Đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.
- Đáp ứng yêu cầu về phương án đầu tư kinh doanh.
- Đáp ứng yêu cầu về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương.
- Có điểm tổng hợp về năng lực, kinh nghiệm, phương án đầu tư kinh doanh và hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương cao nhất.
(ii) Đối với nhà đầu tư không được lựa chọn, thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải nêu lý do nhà đầu tư không trúng thầu.
File word Luật Đấu thầu và văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
Nguyên tắc xét duyệt trúng thầu trong năm 2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 45 Nghị định 23/2024/NĐ-CP, quy định về tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm hiện thực hiện các dự án của nhà đầu tư được quy định như sau:
(i) Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính, khả năng thu xếp vốn gồm các tiêu chí sau đây:
- Yêu cầu về vốn chủ sở hữu được xác định trên cơ sở tổng vốn đầu tư của dự án.
Đối với dự án quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 23/2024/NĐ-CP và có sử dụng đất, yêu cầu về vốn chủ sở hữu tối thiểu được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai. Đối với các dự án khác, yêu cầu về vốn chủ sở hữu tối thiểu được xác định theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực. Trường hợp pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực không quy định thì yêu cầu về vốn chủ sở hữu tối thiểu không thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư.
Trường hợp liên danh, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư liên danh bằng tổng vốn chủ sở hữu của các thành viên liên danh, từng thành viên liên danh phải đáp ứng yêu cầu tương ứng với phần góp vốn chủ sở hữu theo thỏa thuận liên danh. Nhà đầu tư đứng đầu liên danh phải có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 30%, từng thành viên liên danh có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 15%.
- Yêu cầu về khả năng huy động vốn vay của nhà đầu tư; trường hợp liên danh, vốn vay của nhà đầu tư liên danh bằng tổng vốn vay của các thành viên liên danh.
- Yêu cầu về các chỉ tiêu tài chính (nếu có).
(ii) Tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự căn cứ lĩnh vực; quy mô đầu tư; thời gian và mức độ hoàn thành công trình, dự án; tỷ lệ vốn chủ sở hữu mà nhà đầu tư đã tham gia vào dự án tương tự, gồm các tiêu chí sau đây:
- Kinh nghiệm đầu tư, xây dựng công trình, dự án tương tự (đối với dự án có cấu phần xây dựng); kinh nghiệm đầu tư dự án tương tự (đối với dự án không có cấu phần xây dựng).
- Kinh nghiệm vận hành, kinh doanh công trình, dự án tương tự.
- Yêu cầu về kinh nghiệm của nhân sự chủ chốt, trang thiết bị chuyên dùng (nếu có).
- Yêu cầu nhà đầu tư kê khai lịch sử tranh chấp, khiếu kiện đối với dự án đã và đang thực hiện; đánh giá của cơ quan có thẩm quyền về quá trình hoạt động của nhà đầu tư tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi triển khai dự án (nếu có).
(iii) Trường hợp liên danh, kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự quy định tại khoản (ii) Mục này của nhà đầu tư liên danh bằng tổng số dự án của các thành viên liên danh đã thực hiện.
(iv) Nhà đầu tư được sử dụng kinh nghiệm của đối tác để chứng minh kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự quy định tại khoản (ii) Mục này. Đối tác là tổ chức ký kết hợp đồng với nhà đầu tư để tham gia thực hiện dự án đầu tư kinh doanh và được nhà đầu tư đề xuất trong hồ sơ dự thầu trên cơ sở yêu cầu về kinh nghiệm quy định tại hồ sơ mời thầu.
(v) Trường hợp dự án áp dụng hình thức đấu thầu trong nước nhưng cần thúc đẩy sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý quốc tế, hồ sơ mời thầu có thể quy định nhà đầu tư trong nước được sử dụng đối tác là nhà thầu nước ngoài.
(vi) Đối với dự án đầu tư kinh doanh thực hiện trình tự, thủ tục quy định tại Điều 43 Nghị định 23/2024/NĐ-CP, tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm phải được cập nhật, bổ sung căn cứ yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm được phê duyệt, các khoản nêu trên tại Mục này và các văn bản quy định tại Điều 12 Nghị định 23/2024/NĐ-CP.
[Quý khách hàng xem nội dung chi tiết TẠI ĐÂY]