Từ ngày 01/7/2024, mức lương đối với người lao động làm việc tại Thái Nguyên tối thiểu là bao nhiêu? Quy định cụ thể như thế nào?
>> Mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại Vĩnh Phúc từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu?
>> Mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại Thái Bình từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP và Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP, cụ thể mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại tỉnh Thái Nguyên như sau:
Vùng II: Lương tối thiểu theo tháng là 4.410.000 đồng, lương tối thiểu theo giờ là 21.200 đồng. Áp dụng đối với: Các thành phố Thái Nguyên, Sông Công và Phổ Yên.
Vùng III: Lương tối thiểu theo tháng là 3.860.000 đồng, lương tối thiểu theo giờ là 18.600 đồng. Áp dụng đối với: Các huyện Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ.
Vùng IV: Lương tối thiểu theo tháng là 3.450.000 đồng, lương tối thiểu theo giờ là 16.600 đồng. Áp dụng đối với: các huyện Định Hóa, Võ Nhai.
Bảng tra cứu mức lương tối thiểu vùng theo cấp huyện từ ngày 01/7/2024 |
Mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại Thái Nguyên từ ngày 01/7/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 94 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động phải trả lương theo nguyên tắc sau đây:
(i) Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
(ii) Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Căn cứ Điều 95 Bộ luật Lao động 2019, việc trả lương được quy định như sau:
(i) Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
(ii) Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
(iii) Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
Điều 53. Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động – Bộ luật Lao động 2019 1. Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng. 2. Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây: a) Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định; b) Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân; c) Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. 3. Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây: a) Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động; b) Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động; c) Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập. 4. Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động. |