Thời gian tôi làm việc tại công ty là 8 giờ/ngày, mức áp suất âm là 96 dBA, vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn. Công ty tôi phải chịu trách nhiệm thế nào? – Lâm Hào (Nam Định).
>> Nội quy lao động phải có quy định nào về phòng, chống quấy rối tình dục?
>> Công ty có bắt buộc phải ký hợp đồng với nhân viên thử việc không?
Tại Mục IV Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc QCVN 24:2016/BYT ban hành kèm theo Thông tư 24/2016/TT-BYT, trách nhiệm của công ty được quy định như sau:
- Các cơ sở có người lao động tiếp xúc với tiếng ồn phải định kỳ tổ chức đo kiểm tra tiếng ồn nơi làm việc tối thiểu 1 lần/năm và theo các quy định của Bộ luật Lao động 2019, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
- Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường làm việc.
- Nếu tiếng ồn nơi làm việc vượt mức giới hạn cho phép, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay các giải pháp cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động.
Như vậy, môi trường làm việc của công ty bạn làm việc có mức áp suất âm là 96 dBA và tiếp xúc trong 08 giờ làm việc, vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn nêu tại mục 2 nên công ty phải thực hiện ngay các giải pháp cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động.
Trường hợp nếu công ty bạn chưa thực hiện được các giải pháp giảm mức áp suất âm xuống dưới 85 dBA thì phải thực hiện chế độ bảo vệ thính lực cho người lao động (xem chi tiết yêu cầu về trang bị bảo vệ thính lực cho người lao động tại bảng 3 khoản 3 Mục II QCVN 24:2016/BYT ban hành kèm theo Thông tư 24/2016/TT-BYT).
(Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Mục II QCVN 24:2016/BYT ban hành kèm theo Thông tư 24/2016/TT-BYT).
Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn còn hiệu lực |
Môi trường làm việc có tiếng ồn vượt mức, công ty có trách nhiệm gì?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Tại khoản 1 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc QCVN 24:2016/BYT ban hành kèm theo Thông tư 24/2016/TT-BYT quy định như sau:
Mức tiếp xúc cho phép với tiếng ồn của người lao động tại nơi làm việc không vượt quá các giá trị sau đây:
- Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn 8 giờ: giới hạn cho phép mức áp suất âm tương đương (LAeq) là 85 dBA.
- Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn 4 giờ: giới hạn cho phép mức áp suất âm tương đương (LAeq) là 88 dBA.
- Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn 2 giờ: giới hạn cho phép mức áp suất âm tương đương (LAeq) là 91 dBA.
- Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn 1 giờ: giới hạn cho phép mức áp suất âm tương đương (LAeq) là 94 dBA.
- Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn 30 phút: giới hạn cho phép mức áp suất âm tương đương (LAeq) là 97 dBA.
- Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn 15 phút: giới hạn cho phép mức áp suất âm tương đương (LAeq) là 100 dBA.
- Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn 7 phút: giới hạn cho phép mức áp suất âm tương đương (LAeq) là 103 dBA.
- Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn 3 phút: giới hạn cho phép mức áp suất âm tương đương (LAeq) là 106 dBA.
- Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn 2 phút: giới hạn cho phép mức áp suất âm tương đương (LAeq) là 109 dBA.
- Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn 1 phút: giới hạn cho phép mức áp suất âm tương đương (LAeq) là 112 dBA.
- Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn 30 giây: giới hạn cho phép mức áp suất âm tương đương (LAeq) là 115 dBA.
Lưu ý: Trong mọi thời điểm khi làm việc, mức áp âm cực đại (Max) không vượt quá 115 dBA.
Như vậy, theo quy định trên tùy vào thời gian tiếp xúc với tiếng ồn của người lao động mà giới hạn cho phép mức áp suất âm tương đương có sự khác nhau. Đồng thời, công ty - nơi người lao động đang làm việc phải đảm bảo mức áp âm cực đại (Max) không vượt quá 115 dBA trong mọi thời điểm khi làm việc.
Tại khoản 2 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc QCVN 24:2016/BYT ban hành kèm theo Thông tư 24/2016/TT-BYT, giới hạn cho phép mức áp suất âm tại các vị trí lao động được quy định tại bảng như sau:
Vị trí lao động |
Mức áp suất âm chung hoặc tương đương không quá (dBA) |
Mức áp suất âm ở các dải ốc ta với tần số trung tâm (Hz) không vượt quá (dB) |
|||||||
63 |
125 |
250 |
500 |
1000 |
2000 |
4000 |
8000 |
||
1. Tại vị trí làm việc, lao động, sản xuất trực tiếp |
85 |
99 |
92 |
86 |
83 |
80 |
78 |
76 |
74 |
2. Buồng theo dõi và điều khiển từ xa không có thông tin bằng điện thoại, các phòng thí nghiệm, thực nghiệm, các phòng thiết bị máy có nguồn ồn. |
80 |
94 |
87 |
82 |
78 |
75 |
73 |
71 |
70 |
3. Buồng theo dõi và điều khiển từ xa có thông tin bằng điện thoại, phòng điều phối, phòng lắp máy chính xác, đánh máy chữ. |
70 |
87 |
79 |
72 |
68 |
65 |
63 |
61 |
59 |
4. Các phòng chức năng, hành chính, kế toán, kế hoạch. |
65 |
83 |
74 |
68 |
63 |
60 |
57 |
55 |
54 |
5. Các phòng lao động trí óc, nghiên cứu thiết kế, thống kê, lập chương trình máy tính, phòng thí nghiệm lý thuyết và xử lý số liệu thực nghiệm. |
55 |
75 |
66 |
59 |
54 |
50 |
47 |
45 |
43 |
Lưu ý: Trong mọi thời điểm khi làm việc, mức áp âm cực đại (Max) không vượt quá 115 dBA.
Tại khoản 4 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc QCVN 24:2016/BYT ban hành kèm theo Thông tư 24/2016/TT-BYT, trường hợp tiếp xúc với các mức áp suất âm khác nhau trong một ca làm việc: Tổng mức tiếp xúc với tiếng ồn không được vượt quá 1 và được tính theo công thức sau:
D = [C1/T1 + C2/T2 + ... + Cn/Tn] ≤ 1
Trong đó:
- D là tổng mức tiếp xúc với tiếng ồn trong ngày làm việc.
- C1, C2 ,…. Cn là khoảng thời gian tiếp xúc thực tế thứ 1, 2,...n tương ứng với mức tiếng ồn thực tế đo được trong khoảng thời gian đó.
- T1, T2 …. Tn là khoảng thời gian tiếp xúc cho phép tương ứng với mức tiếng ồn thực tế đo được trong khoảng thời gian C1, C2, ….Cn.