Hoạt động của các vườn bách thảo, bách thú và khu bảo tồn tự nhiên thuộc nhóm mã ngành nào? Cụ thể trong nhóm mã ngành 9103 gồm những nội dung gì?
>> Năm 2024, trường hợp nào bị thu hồi giấy phép tổ chức triển lãm?
>> Mã ngành 9102 là gì? Hoạt động bảo tồn, bảo tàng thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì nhóm mã ngành 9103 – 91030 là về hoạt động của các vườn bách thảo, bách thú và khu bảo tồn tự nhiên.
Nhóm Mã ngành 9103 bao gồm:
- Hoạt động của các vườn bách thảo, bách thú, bao gồm cả vườn thú dành cho trẻ em.
- Hoạt động giữ gìn thiên nhiên, kể cả bảo tồn cuộc sống hoang dã...
Nhóm 9103 sẽ loại trừ đối với:
- Dịch vụ làm đẹp phong cảnh và làm vườn được phân vào nhóm 81300 (Dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan).
- Hoạt động của các khu dành cho săn bắn và câu cá giải trí được phân vào nhóm 93190 (Hoạt động thể thao khác).
Lưu ý: Mã ngành cấp 4 9103 thuộc nhóm Mã ngành cấp 3 910: Hoạt động của các vườn bách thảo, bách thú và khu bảo tồn tự nhiên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 9103 – 91030: Hoạt động của các vườn bách thảo, bách thú và khu bảo tồn tự nhiên (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 11 Nghị định 06/2019/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Đảm bảo nguồn gốc động vật rừng nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Đảm bảo an toàn cho con người; thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường, thú y.
- Thực hiện việc ghi chép sổ theo dõi vật nuôi quy định theo Mẫu sổ theo dõi hoạt động nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật hoang dã nguy cấp thuộc phụ lục cites, động vật rừng thông thường - Mẫu số 16 ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP; trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày đưa động vật rừng thông thường về cơ sở nuôi, tổ chức, cá nhân phải gửi thông báo cho cơ quan Kiểm lâm sở tại để theo dõi, quản lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 5 Nghị định 06/2019/NĐ-CP, việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được quy định như sau:
- Hoạt động săn, bắn, bắt, khai thác, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, chế biến, vận chuyển, buôn bán các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không được ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của loài đó trong tự nhiên.
- Mọi hoạt động săn, bắn, bắt, khai thác, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải được quản lý, đảm bảo nguồn gốc hợp pháp.
- Khu vực sinh cảnh sống thường xuyên, tập trung của các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được nghiên cứu làm cơ sở để thành lập các khu rừng đặc dụng.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, xây dựng công trình, điều tra, thăm dò, nghiên cứu, tham quan, du lịch và các hoạt động khác trong các diện tích rừng có thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện các quy định tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 16. Mã số cơ sở nuôi, trồng - Nghị định 06/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP) 1. Nội dung mã số gồm: tên, địa chỉ, thông tin liên lạc của cơ sở, thông tin về loài nuôi, trồng theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. 2. Hình thức thể hiện mã số cơ sở nuôi, cơ sở trồng được quy định tại Mẫu số 08 (Mã số cơ sở nuôi, trồng) tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. 3. Trong trường hợp cơ sở nuôi, trồng đồng thời mẫu vật của nhiều loài có quy chế, bảo vệ khác nhau thì mã số của cơ sở nuôi, trồng theo loài có quy chế quản lý, bảo vệ cao nhất. |