Hoạt động bảo tồn, bảo tàng thuộc nhóm mã ngành nào? Cụ thể trong nhóm mã ngành 9102 gồm những nội dung gì?
>> Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp 2024 đối với doanh nghiệp?
>> Công ty cho thuê tài chính có phải là tổ chức tín dụng phi ngân hàng hay không?
Theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì nhóm mã ngành 9102 – 91020 là về hoạt động bảo tồn, bảo tàng.
Nhóm Mã ngành 9102 bao gồm: Các hoạt động khai thác, sử dụng bảo tàng các loại như bảo tàng cách mạng, bảo tàng lịch sử, bảo tàng nghệ thuật, bảo tàng khoa học và kỹ thuật, bảo tàng đồ trang sức, đồ gốm, y phục và đồ dùng, bảo tàng kiến trúc...bao gồm cả hoạt động bảo tồn các ngôi nhà, các di tích và các công trình lịch sử.
Nhóm 9102 sẽ loại trừ đối với:
- Hoạt động nâng cấp và trùng tu các khu di tích lịch sử và các công trình xây dựng được phân vào ngành F (Xây dựng).
- Khôi phục các tác phẩm nghệ thuật và các vật thể thu thập đưa vào bảo tàng được phân vào nhóm 90000 (Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí).
- Hoạt động thư viện và lưu trữ được phân vào nhóm 91010 (Hoạt động thư viện và lưu trữ).
Lưu ý: Mã ngành cấp 4 9102 thuộc nhóm Mã ngành cấp 3 910: Hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 9102 - 91020: Hoạt động bảo tồn, bảo tàng (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 3 Nghị định 98/2010/NĐ-CP, chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa như sau:
(i) Xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu bảo tồn các di sản văn hóa tiêu biểu.
(ii) Khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước và thực hiện các chính sách ưu đãi về tinh thần và vật chất đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt.
(iii) Nghiên cứu áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động sau đây:
- Thăm dò, khai quật khảo cổ; bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.
- Thẩm định, quản lý sưu tập, bảo quản hiện vật, chỉnh lý, đổi mới nội dung, hình thức trưng bày và hoạt động giáo dục của bảo tàng.
- Sưu tầm, lưu giữ và phổ biến giá trị di sản văn hóa phi vật thể; thành lập ngân hàng dữ liệu về di sản văn hóa phi vật thể.
(iv) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
(v) Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp về tinh thần và vật chất hoặc trực tiếp tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
(vi) Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xây dựng và thực hiện các dự án hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 28 Nghị định 98/2010/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm đ khoản 3 Điều 2 Nghị định 01/2012/NĐ-CP và điểm a khoản 3 Điều 1 Nghị định 31/2024/NĐ-CP), thẩm quyền xác nhận điều kiện thành lập và hoạt động bảo tàng như sau:
- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận điều kiện đối với việc thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương.
- Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận điều kiện đối với việc thành lập bảo tàng cấp tỉnh và điều kiện được cấp giấy phép hoạt động đối với bảo tàng ngoài công lập.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm xác nhận điều kiện thành lập và được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.