Doanh nghiệp muốn được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng những điều kiện gì theo quy định pháp luật?
>> Công ty cho thuê tài chính có phải là tổ chức tín dụng phi ngân hàng hay không?
>> Bên mua bảo hiểm trong năm 2024 có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ Điều 19 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, việc đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
(i) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập.
- Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo theo cam kết.
- Có đủ chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định.
- Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu.
- Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
- Có điều lệ, quy chế tổ chức, hoạt động.
(ii) Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp chỉ được tuyển sinh, tổ chức đào tạo khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
(iii) Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi thay đổi các nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì phải đăng ký bổ sung với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(iv) Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định cụ thể điều kiện, thẩm quyền, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp 2024 đối với doanh nghiệp
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 24 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:
(i) Được bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(ii) Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà giáo, người học và những người lao động khác kể cả khi cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị đình chỉ hoạt động, giải thể hoặc buộc phải đình chỉ hoạt động, giải thể trước thời hạn.
(iii) Tôn trọng pháp luật, phong tục, tập quán của Việt Nam.
(iv) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác quy định tại Điều 23 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.
Căn cứ Điều 25 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, quyền tự chủ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm:
(i) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự chủ trong các hoạt động thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định của pháp luật; có trách nhiệm giải trình trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người học và xã hội về tổ chức, quản lý hoạt động và chất lượng đào tạo của mình.
(ii) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện theo quy định của Chính phủ.
(iii) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp không đủ năng lực tự chịu trách nhiệm hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện quyền tự chủ thì tùy mức độ mà bị hạn chế quyền tự chủ và xử lý theo quy định của pháp luật.