Pháp luật quy định mã ngành 8030 là gì? Dịch vụ điều tra đăng ký mã ngành 8030 có đúng quy định không?
>> Mã ngành 7020 là gì? Hoạt động tư vấn quản lý thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 6910 là gì? Hoạt động pháp luật thì đăng ký mã ngành nào?
Theo mục N, Phụ lục II, Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 8030 được sử dụng cho các hoạt động dịch vụ điều tra và thám tử. Các hoạt động của tất cả các thám tử tư nhân, thuộc các loại khách hàng hoặc mục đích điều tra đều nằm trong mã ngành 8030.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 8030: Dịch vụ điều tra (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2020 quy định cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh bao gồm:
- Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật Đầu tư 2020.
- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật Đầu tư 2020.
- Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật Đầu tư 2020.
- Kinh doanh mại dâm.
- Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người.
- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
- Kinh doanh pháo nổ.
- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Theo Điều 7 Luật Đầu tư 2020, pháp luật quy định ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
(i) Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
(ii) Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 3 Luật 03/2022/QH15, Điều 48 Luật Điện ảnh 2022, khoản 1 Điều 2 Luật Vô tuyến tần số điện sửa đổi 2022)
(iii) Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản (ii) nêu trên được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
(iv) Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với lý do quy định tại khoản (i) nêu trên và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
(v) Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung sau đây:
- Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh.
- Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh.
- Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh.
- Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có).
- Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh.
- Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).
(vi) Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau đây:
- Giấy phép.
- Giấy chứng nhận.
- Chứng chỉ.
- Văn bản xác nhận, chấp thuận.
- Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
(vii) Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
(viii) Chính phủ quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh.