Thành lập công ty chuyên về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học y, dược thì đăng ký mã ngành 7213 có được hay không?
>> Mã ngành 7320 là gì? Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 7213- 72130 là về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học y, dược.
Nhóm này gồm:
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực y học cơ sở.
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực y học lâm sàng.
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực y tế.
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực dược học.
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực công nghệ sinh học trong y học.
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học y, dược khác.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 7213: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học y, dược
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 11 Luật Khoa học và Công nghệ 2013 (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 8 Luật số 28/2018/QH14), điều kiện thành lập, đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ như sau:
(i) Tổ chức khoa học và công nghệ được thành lập khi có đủ điều kiện sau đây:
- Có điều lệ tổ chức và hoạt động, mục tiêu, phương hướng hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật.
- Nhân lực khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu, phương hướng và điều lệ tổ chức và hoạt động.
(ii) Ngoài các quy định tại khoản (i) Mục này, việc thành lập tổ chức khoa học và công nghệ công lập phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập và ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ theo phân cấp của Chính phủ.
Trường hợp Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc thì Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Hội đồng liên ngành để thẩm định.
(iii) Việc thành lập tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài phải tuân thủ các quy định tại khoản (i) Mục này và đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Mục đích, nội dung, lĩnh vực hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật, yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
- Được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép thành lập.
- Được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) cho phép đặt trụ sở làm việc tại địa phương.
(iv) Tổ chức khoa học và công nghệ phải đăng ký hoạt động tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoa học và công nghệ và được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.
Ngoài ra, theo khoản 5 Điều 11 Luật Khoa học và Công nghệ 2013 thì Chính phủ quy định cụ thể điều kiện thành lập, thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.
Căn cứ Điều 14 Luật Khoa học và Công nghệ 2013, nghĩa vụ của tổ chức khoa học và công nghệ gồm:
(i) Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ; thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ theo đúng lĩnh vực đã được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
(ii) Thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ đã ký kết, nhiệm vụ khoa học và công nghệ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao.
(iii) Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc sử dụng kinh phí và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
(iv) Bảo đảm kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học cơ bản thường xuyên theo chức năng của mình; sử dụng kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ đúng pháp luật.
(v) Đăng ký, lưu giữ và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
(vi) Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về khoa học và công nghệ.
(vii) Bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ trong tổ chức mình; giữ bí mật nhà nước về khoa học và công nghệ.