Những hoạt động nào thuộc nhóm hoạt động công ty nắm giữ tài sản? Có phải hoạt động công ty nắm giữ tài sản thì đăng ký mã ngành 6420 không?
>> Doanh nghiệp có được trả công lao động khi tham gia ứng phó khẩn cấp thiên tai không?
>> Mã ngành 8890 là gì? Hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung khác thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục của Quyết định 27/2018/QD-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành 6420 thuộc nhóm 642 - 6420 – 64200 về các hoạt động công ty nắm giữ tài sản. Cụ thể bao gồm hoạt động của các tổ chức nắm giữ tài sản, có của nhóm các công ty phụ thuộc và hoạt động chính của các tổ chức này là quản lý nhóm đó. Các tổ chức này không cung cấp bất kỳ dịch vụ nào khác cho các đơn vị mà nó góp cổ phần, không điều hành và quản lý các tổ chức khác.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 6420: Hoạt động công ty nắm giữ tài sản (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 6420 loại trừ hoạt động quản lý, kế hoạch chiến lược và ra quyết định của công ty, xí nghiệp được phân vào nhóm 70100 (Hoạt động của trụ sở văn phòng).
Căn cứ Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 gồm có 06 hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng:
(i) Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừ trường hợp quy định tại khoản (ii) Mục này.
(ii) Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
(iii) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
(iv) Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
(v) Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã.
(vi) Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
Điều 4. Giải thích từ ngữ - Luật Doanh nghiệp 2020 Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ... 6. Công ty bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh. 7. Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. ... 10. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. 11. Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này. 12. Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam. ... Điều 13. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp - Luật Doanh nghiệp 2020 1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây: a) Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; b) Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này. 2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này. |