Hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung khác thuộc nhóm mã ngành nào? Cụ thể trong nhóm mã ngành 8890 gồm những nội dung gì?
>> Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm năm 2024 là khi nào?
Theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì nhóm mã ngành 8890 là về hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung khác.
Nhóm Mã ngành 8890 bao gồm: Dịch vụ xã hội, tư vấn, phúc lợi xã hội, dịch vụ cho người tị nạn, chỉ dẫn và các dịch vụ tương tự khác mà phục vụ cho cá nhân và gia đình tại nhà của họ hoặc ở nơi nào đó và được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức tư nhân, các tổ chức cứu trợ thảm hoạ và các tổ chức tự giúp đỡ trên phạm vi quốc gia hay địa phương và bởi các chuyên gia để cung cấp các dịch vụ tư vấn:
- Các hoạt động bảo vệ và dìu dắt trẻ em và thanh thiếu niên.
- Hoạt động cho, nhận con nuôi.
- Hoạt động ngăn chặn bạo lực đối với trẻ em và những người khác.
- Các dịch vụ tư vấn chi tiêu gia đình, tư vấn hôn nhân và gia đình, tư vấn đi vay và cho vay.
- Hoạt động cộng đồng và chòm xóm giúp đỡ nhau.
- Hoạt động cứu trợ đối với nạn nhân gặp thảm hoạ, người tị nạn, người nhập cư v.v... bao gồm việc làm nhà tạm hoặc lâu dài cho họ.
- Hoạt động hướng dẫn đào tạo và đào tạo lại nghề nghiệp cho những người thất nghiệp, những người mà sự giáo dục bị hạn chế.
- Các cơ sở ban ngày phục vụ người vô gia cư và các nhóm người yếu sức khoẻ khác trong xã hội.
- Hoạt động từ thiện như gây quĩ hoặc các hoạt động ủng hộ khác nhằm trợ giúp xã hội.
Nhóm 8890 sẽ loại trừ đối với:
- Hoạt động lập và phân phối quĩ bảo đảm xã hội bắt buộc được phân vào nhóm 84300 (Hoạt động bảo đảm xã hội bắt buộc).
- Hoạt động tương tự như những hoạt động đã được mô tả ở nhóm này nhưng thực hiện ở các cơ sở tập trung được phân vào nhóm 87909 (Hoạt động chăm sóc tập trung khác chưa được phân vào đâu).
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 8890: Hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung khác (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 3 Nghị định 93/2019/NĐ-CP, quỹ xã hội, quỹ từ thiện được tổ chức và hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ, khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, cộng đồng và từ thiện, nhân đạo, không vì mục tiêu lợi nhuận.
Theo Điều 5 Nghị định 93/2019/NĐ-CP, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện như sau:
- Thành lập và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
- Tự nguyện, tự chủ, tự trang trải và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của mình.
- Tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật và điều lệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
- Công khai, minh bạch về tổ chức, hoạt động và thu, chi tài chính, tài sản của quỹ.
- Không phân chia tài sản.
Căn cứ Điều 9 Nghị định 93/2019/NĐ-CP, nghiêm cấm lợi dụng việc thành lập và tổ chức các hoạt động của quỹ để thực hiện các hành vi sau:
- Làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng; gây phương hại đến lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phòng, khối đại đoàn kết dân tộc.
- Xâm hại đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục, truyền thống, bản sắc dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo.
- Tư lợi, gian dối về tài chính trong quá trình thành lập quỹ và quỹ hoạt động.
- Rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động trái pháp luật.
- Làm giả, tẩy xóa, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp giấy phép thành lập quỹ dưới bất kỳ hình thức nào.
- Sử dụng ngân sách nhà nước, sử dụng hoặc hỗ trợ tài sản được ngân sách nhà nước giao hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để tham gia góp tài sản thành lập quỹ.