Pháp luật hiện hành quy định quyền của tổ chức kihn tế trong phòng, chống thiên tai như thế nào? Doanh nghiệp có được trả công lao động khi tham gia ứng phó khẩn cấp thiên tai không?
>> Mã ngành 8890 là gì? Hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung khác thì đăng ký mã ngành nào?
>> Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm năm 2024 là khi nào?
Doanh nghiệp được trả công lao động khi tham gia ứng phó khẩn cấp thiên tai theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống thiên tai 2013, cụ thể như sau:
Tổ chức kinh tế có quyền được trả công lao động, hoàn trả hoặc bồi thường vật tư, phương tiện, trang thiết bị tham gia ứng phó khẩn cấp thiên tai đối với cộng đồng theo lệnh huy động của cơ quan, người có thẩm quyền.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Luật Phòng, chống thiên tai 2013, tổ chức kinh tế có nghĩa vụ sau đây:
(i) Chủ động xây dựng, bảo vệ công trình, cơ sở vật chất của mình và tổ chức sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn trước thiên tai.
(ii) Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng, chống thiên tai.
(iii) Khi đầu tư xây dựng công trình phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trước rủi ro thiên tai; chấp hành quy định về bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai.
(iv) Tham gia chương trình thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống thiên tai; nâng cao kiến thức về phòng, chống thiên tai; tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai theo kế hoạch của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương.
(v) Chấp hành sự hướng dẫn, chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc thực hiện biện pháp phòng, chống thiên tai.
(vi) Chấp hành lệnh huy động khẩn cấp nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để phục vụ hoạt động ứng phó tình huống khẩn cấp.
(vi) Chủ động thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong phạm vi quản lý của mình khi bị tác động của thiên tai.
(vii) Tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, hỗ trợ khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai tại địa phương trong khả năng của mình.
(viii) Đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định của Chính phủ.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Doanh nghiệp có được trả công lao động khi tham gia ứng phó khẩn cấp thiên tai
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 12 Luật Phòng, chống thiên tai 2013, các hành vi bị cấm bao gồm:
(i) Lợi dụng thiên tai và hoạt động phòng, chống thiên tai gây phương hại đến độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, quốc phòng, an ninh và lợi ích khác của quốc gia; gây mất trật tự xã hội; xâm hại tài sản của Nhà nước và nhân dân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, cộng đồng và thực hiện các hoạt động trái pháp luật khác.
(ii) Phá hoại, làm hư hại, cản trở sự vận hành của công trình phòng, chống thiên tai.
(iii) Vận hành hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện, cống, trạm bơm không đúng quy trình được phê duyệt, trừ trường hợp đặc biệt thực hiện theo chỉ đạo của người có thẩm quyền.
(iv) Thực hiện hoạt động làm tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục, đặc biệt là chặt phá rừng phòng hộ, lấn chiếm bãi sông, lòng sông, tạo vật cản, cản trở dòng chảy, khai thác trái phép cát, sỏi, khoáng sản gây sạt lở bờ sông, bờ biển.
(v) Chống đối, cản trở, cố ý trì hoãn hoặc không chấp hành sự chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.
(vi) Chống đối, cản trở hoặc không chấp hành quyết định huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ ứng phó khẩn cấp thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.
(vii) Lợi dụng thiên tai đầu cơ nâng giá hàng hóa, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để trục lợi, gây thiệt hại tới đời sống dân sinh.
(viii) Sử dụng sai mục đích, chiếm dụng, làm thất thoát tiền và hàng cứu trợ; cứu trợ không kịp thời, không đúng đối tượng.
(ix) Cố ý đưa tin sai sự thật về thiên tai và hoạt động phòng, chống thiên tai.
(x) Cố ý báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra.