Những hoạt động nào được quy định trong mã ngành 5621? Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng thì đăng ký mã ngành nào và điều kiện là gì?
>> Mã ngành 5510 là gì? Kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 5629 là gì? Kinh doanh dịch vụ ăn uống khác là gồm hoạt động nào?
Theo quy định tại Phụ lục II - Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 5621 dùng để đăng ký khi thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng, tại địa điểm mà khách hàng yêu cầu như tiệc hội nghị cơ quan, doanh nghiệp, đám cưới, các công việc gia đình khác...
Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 5621 loại trừ những trường hợp sau:
- Sản xuất đồ ăn có thời hạn sử dụng ngắn để bán lại được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu).
- Bán lẻ đồ ăn có thời hạn sử dụng ngắn được phân vào ngành 47 (Bán lẻ, trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác).
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 5621: Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
- Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
- Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
- Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
- Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
- Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
- Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
(Căn cứ Điều 28 Luật An toàn thực phẩm 2010)
- Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
- Dụng cụ nấu nướng và chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
- Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
(Theo Điều 29 Luật An toàn thực phẩm 2010)
Điều 10. Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm – Luật An toàn thực phẩm 2010 2. Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây: a) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. b) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm. c) Quy định về bảo quản thực phẩm. 1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này. 2. Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc theo quy định tại Điều 54 của Luật này. 3. Có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền đối với thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật theo quy định của pháp luật về thú y. Điều 12. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chế biến – Luật An toàn thực phẩm 2010 2. Nguyên liệu ban đầu tạo nên thực phẩm phải bảo đảm an toàn và giữ nguyên các thuộc tính vốn có của nó; các nguyên liệu tạo thành thực phẩm không được tương tác với nhau để tạo ra các sản phẩm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người. 3. Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn phải đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường. 2. Có hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tài liệu đính kèm trong mỗi đơn vị sản phẩm bằng tiếng Việt và ngôn ngữ khác theo xuất xứ sản phẩm. 3. Thuộc Danh mục phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định. 4. Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường. |