Mã ngành 5629 là gì? Hiện nay, kinh doanh dịch vụ ăn uống khác thì bao gồm hoạt động nào? Đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 4723 là gì? Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh thì đăng ký mã ngành gì?
Căn cứ Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 5629 - 56290 là về dịch vụ ăn uống khác.
Nhóm này gồm: Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng với khách hàng, trong khoảng thời gian cụ thể.
Nhóm này cũng gồm:
- Hoạt động nhượng quyền kinh doanh ăn uống, ví dụ cung cấp dịch vụ ăn uống cho các cuộc thi đấu thể thao hoặc những sự kiện tương tự trong một khoảng thời gian cụ thể. Đồ ăn uống thường được chế biến tại địa điểm của đơn vị cung cấp dịch vụ, sau đó vận chuyển đến nơi cung cấp cho khách hàng.
- Cung cấp suất ăn theo hợp đồng, ví dụ cung cấp suất ăn cho các hãng hàng không, xí nghiệp vận tải hành khách đường sắt...
- Hoạt động nhượng quyền cung cấp đồ ăn uống tại các cuộc thi đấu thể thao và các sự kiện tương tự.
- Hoạt động của các căng tin và hàng ăn tự phục vụ (ví dụ căng tin cơ quan, nhà máy, bệnh viện, trường học) trên cơ sở nhượng quyền.
- Hoạt động cung cấp suất ăn công nghiệp cho các nhà máy, xí nghiệp.
Như vậy, thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống khác đăng ký mã ngành 5629 là đúng với quy định pháp luật hiện hành.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 5629: Dịch vụ ăn uống khác (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 5629 loại trừ đối với:
- Sản xuất đồ ăn có thời hạn sử dụng ngắn để bán lại được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu).
- Bán lẻ đồ ăn có thời hạn sử dụng ngắn được phân vào ngành 47 (Bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác).
>> Quý khách hàng có thể tham khảo thêm tại bài viết: Mã ngành 1079 là gì? Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Luật An toàn thực phẩm 2010, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
(i) Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác.
(ii) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
(iii) Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại.
(iv) Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
(v) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
(vi) Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Điều 20. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm – Luật An toàn thực phẩm 2010 1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện về bảo quản thực phẩm sau đây: a) Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản; b) Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm; c) Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 2. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. |