Bán lẻ rượu vang và bia có chứa cồn ở nồng độ thấp hoặc không chứa cồn có thể đăng ký nhóm mã ngành 4723 về bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh hay không?
>> Mã ngành 4311 là gì? Hoạt động phá dỡ thì đăng ký mã ngành gì?
Mã ngành 4723 - 47230 gồm những hoạt động kinh doanh bán lẻ đồ uống có cồn và không có cồn trong các cửa hàng chuyên doanh (đồ uống không nhằm tiêu dùng ngay tại cửa hàng) như:
- Bán lẻ đồ uống có cồn: Rượu mạnh, rượu vang, bia.
- Bán lẻ đồ không chứa cồn: Các loại đồ uống nhẹ, có chất ngọt, có hoặc không có gas như: Côca côla, pépsi côla, nước cam, chanh, nước quả khác...
- Bán lẻ nước khoáng thiên nhiên hoặc nước tinh khiết đóng chai khác.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 4723 – 47230: Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 4723 lọai trừ những nhóm sau đây:
- Bán lẻ rau ép, nước quả ép được phân vào nhóm 47223 (Bán lẻ rau, quả trong các cửa hàng chuyên doanh).
- Bán lẻ đồ uống có thành phần cơ bản là sữa được phân vào nhóm 47224 (Bán lẻ đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh, mứt, kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột trong các cửa hàng chuyên doanh).
- Bán lẻ cà phê bột, chè được phân vào nhóm 47229 (Bán lẻ thực phẩm khác trong các cửa hàng chuyên doanh).
- Pha chế đồ uống nhằm tiêu dùng ngay tại cửa hàng được phân vào ngành 56 (Dịch vụ ăn uống).
Điều 26. Áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước – Luật Thương mại 2005 1. Hàng hóa đang được lưu thông hợp pháp trong nước bị áp dụng một hoặc các biện pháp buộc phải thu hồi, cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép đối với một trong các trường hợp sau đây: a) Hàng hóa đó là nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh; b) Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp. 2. Các điều kiện cụ thể, trình tự, thủ tục và thẩm quyền công bố việc áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước được thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều 32. Nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu – Luật Thương mại 2005 1. Nhãn hàng hoá là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn lên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá. 2. Hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải có nhãn hàng hóa, trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật. 3. Các nội dung cần ghi trên nhãn hàng hóa và việc ghi nhãn hàng hóa được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Điều 39. Hàng hoá không phù hợp với hợp đồng – Luật Thương mại 2005 1. Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại; b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng; c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua; d) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường. 2. Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này. |