Theo quy định pháp luật, thành lập công ty chuyên về bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh thì đăng ký mã ngành 4771 được không?
>> Mã ngành 4669 là gì? Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu thì đăng ký mã ngành gì?
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 4771 là về bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh. Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:
- Bán lẻ hàng may mặc.
- Bán lẻ hàng lông thú.
- Bán lẻ phụ kiện hàng may mặc khác như găng tay, khăn, bít tất, cà vạt, dây đeo quần...
- Bán lẻ giày, dép.
- Bán lẻ đồ da và giả da.
- Bán lẻ hàng du lịch bằng da và giả da.
(i) 47711: Bán lẻ hàng may mặc trong các cửa hàng chuyên doanh.
Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:
- Bán lẻ hàng may mặc.
- Bán lẻ hàng lông thú.
- Bán lẻ phụ kiện may mặc khác như găng tay, khăn, bít tất, cà vạt, dây đeo quần...
(ii) 47712: Bán lẻ giày, dép trong các cửa hàng chuyên doanh.
Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:
- Bán lẻ giày, kể cả giày thể thao, guốc, dép bằng mọi loại chất liệu.
(iii) 47713: Bán lẻ cặp, túi, ví, hàng da và giả da khác trong các cửa hàng chuyên doanh.
Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:
- Bán lẻ cặp học sinh, cặp đựng tài liệu, túi xách các loại, ví... bằng da, giả da hoặc chất liệu khác.
- Bán lẻ ba lô, vali, hàng du lịch bằng da, giả da và chất liệu khác.
- Bán lẻ hàng da và giả da khác.
Như vậy, thành lập công ty chuyên về bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh thì đăng ký mã ngành 4771 là đúng với quy định pháp luật hiện hành.
![]() |
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 4771: Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 4771 loại trừ đối với Bán lẻ vải và hàng dệt được phân vào nhóm 4751 (Bán lẻ vải, len, sợi, chỉ khâu và hàng dệt khác trong các cửa hàng chuyên doanh).
>>Xem chi tiết: Mã ngành 4751 - Bán lẻ vải, len, sợi, chỉ khâu và hàng dệt khác trong các cửa hàng chuyên doanh.
Theo khoản 2 Mục I Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg quy định như sau:
(i) Ngành kinh tế về lý thuyết sẽ là tốt nhất nếu mỗi hoạt động tạo nên một ngành, do vậy danh mục ngành là danh mục các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên trong thực tế, danh mục ngành theo chuẩn mực tối ưu này không xác lập được do sự phong phú, tính phức tạp và hay thay đổi của các hoạt động kinh tế. Do đó ngành kinh tế trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam là tập hợp các hoạt động kinh tế giống nhau dựa trên 3 tiêu chí xếp theo thứ tự ưu tiên dưới đây:
- Qui trình và công nghệ sản xuất của hoạt động kinh tế.
- Nguyên liệu đầu vào mà hoạt động kinh tế sử dụng để tạo ra sản phẩm.
- Đặc điểm của sản phẩm sản xuất ra của hoạt động kinh tế.
(ii) Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam phân loại các hoạt động kinh tế dựa trên tính chất của hoạt động kinh tế, do đó cần lưu ý một số nội dung sau:
- Không căn cứ vào loại hình sở hữu, loại hình tổ chức, phương thức hay qui mô của hoạt động sản xuất. Chẳng hạn đối với hoạt động sản xuất giày dép thì bất kể hoạt động này thuộc sở hữu tư nhân hay nhà nước, loại hình tổ chức là doanh nghiệp độc lập hay phụ thuộc hay cơ sở kinh doanh cá thể, được thực hiện theo phương thức thủ công hay máy móc, với quy mô sản xuất lớn hay nhỏ đều được xếp vào ngành: “Sản xuất giày dép”, mã số 15200.
- Khái niệm “ngành kinh tế” khác với khái niệm “ngành quản lý”: Ngành kinh tế trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được hình thành từ các hoạt động kinh tế diễn ra trong lãnh thổ kinh tế của Việt Nam, bất kể các hoạt động kinh tế này do ai quản lý; ngược lại ngành quản lý bao gồm những hoạt động kinh tế thuộc quyền quản lý của một đơn vị nhất định (Bộ, ngành quản lý nhà nước ...), bất kể hoạt động đó thuộc ngành kinh tế nào. Như vậy ngành quản lý có thể bao gồm một hay nhiều ngành kinh tế.
- Khái niệm ngành kinh tế cũng cần phân biệt với khái niệm nghề nghiệp. Ngành kinh tế gắn với đơn vị kinh tế, tại đó người lao động làm việc với các nghề nghiệp khác nhau. Lao động theo ngành kinh tế phản ánh hoạt động kinh tế của mỗi cá nhân trong tổng thể các hoạt động của đơn vị; nghề nghiệp của người lao động phản ánh kỹ năng và việc làm cụ thể của họ tại đơn vị. Ví dụ, một người lao động làm kế toán trong đơn vị có hoạt động chính “Sản xuất thuốc lá”, khi đó lao động được xếp vào ngành sản xuất thuốc lá nhưng nghề của lao động này là kế toán.