Văn khấn Thổ Công dành cho các cơ sở mua bán như thế nào cho chuẩn nhất? Bên cung ứng dịch vụ có những nghĩa vụ gì? Hoạt động thương mại được định nghĩa như thế nào?
>> Xe máy chuyên dùng chạy quá tốc độ 5 đến dưới 10 km/h phạt bao nhiêu?
>> Giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường có cần phải xin phép hiệu trưởng không?
Thổ Công, hay còn gọi là Thổ Địa, là vị thần trong Đạo Giáo Trung Hoa, được coi là người cai quản đất đai và nhà cửa. Việc cúng Thổ Công không chỉ thể hiện lòng thành kính và biết ơn của gia chủ đối với sự phù trợ của Ngài, mà còn gửi gắm những mong muốn về một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, thu hút vận may và tránh khỏi những tà khí.
Theo phong tục truyền thống, thời điểm lý tưởng để thực hiện văn cúng Thổ Công là vào các ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. Ngoài ra, một số gia đình hay cơ sở mua bán còn duy trì việc thờ cúng Thổ Công hàng ngày như một cách thể hiện lòng thành kính và cầu mong sự che chở liên tục từ Ngài.
Ngoài những lễ vật được gia chủ chuẩn bị chu toàn thì văn khấn Thổ Công cúng được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh mua bán. Dưới đây là gợi ý văn khấn Thổ Công, quý khách hàng có thể tham khảo:
|
Lưu ý, nội dung “Văn khấn Thổ Công dành cho các cơ sở mua bán như thế nào cho chuẩn nhất” chỉ mang tính tham khảo.
![]() |
Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn mới nhất |
Văn khấn Thổ Công dành cho các cơ sở mua bán như thế nào cho chuẩn nhất
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 78 Luật Thương mại 2005 về nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ cụ thể như sau:
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên cung ứng dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:
1. Cung ứng các dịch vụ và thực hiện những công việc có liên quan một cách đầy đủ, phù hợp với thoả thuận và theo quy định của Luật này;
2. Bảo quản và giao lại cho khách hàng tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện dịch vụ sau khi hoàn thành công việc;
3. Thông báo ngay cho khách hàng trong trường hợp thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm để hoàn thành việc cung ứng dịch vụ;
4. Giữ bí mật về thông tin mà mình biết được trong quá trình cung ứng dịch vụ nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 có định nghĩa về hoạt động thương mại cụ thể như sau:
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.