Theo quy định pháp luật mã ngành 4322 là gì? Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí cần đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 5813 là gì? Xuất bản báo, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 5819 là gì? Hoạt động xuất bản khác bao gồm các hoạt động nào?
Theo quy định tại Phụ lục II - Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 4322 được dùng đối với các hoạt động lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hòa không khí. Nhóm này bao gồm lắp đặt hệ thống đường ống nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí trong nhà hoặc tại các công trình xây dựng khác, kể cả mở rộng, thay đổi, bảo dưỡng và sửa chữa Cụ thể:
- Hệ thống sưởi (điện, gas, dầu).
- Lò sưởi, tháp làm lạnh.
- Hệ thống thu nạp năng lượng mặt trời không dùng điện.
- Thiết bị cấp, thoát nước và thiết bị vệ sinh.
- Thiết bị thông gió, làm lạnh hoặc điều hoà không khí.
- Thiết bị khí đốt (gas).
- Đường ống dẫn hơi nước.
- Hệ thống phun nước chữa cháy.
- Hệ thống phun nước tưới cây.
- Lắp đặt hệ thống ống dẫn.
Trường hợp loại trừ của mã ngành 4322: Lắp đặt hệ thống sưởi bằng điện được phân vào nhóm 43210 (Lắp đặt hệ thống điện).
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 4322 Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Lắp đặt hệ thống đường ống cấp, thoát nước trong nhà hoặc tại các công trình xây dựng khác, kể cả mở rộng, thay đổi, bảo dưỡng và sửa chữa. Cụ thể:
- Thiết bị cấp, thoát nước và thiết bị vệ sinh.
- Đường ống dẫn hơi nước.
- Hệ thống phun nước chữa cháy.
- Hệ thống phun nước tưới cây.
- Lắp đặt hệ thống ống dẫn cấp, thoát nước.
Lắp đặt hệ thống sưởi và điều hoà không khí trong nhà hoặc tại các công trình xây dựng khác, kể cả mở rộng, thay đổi, bảo dưỡng và sửa chữa. Cụ thể:
- Hệ thống sưởi (điện, gas, dầu).
- Lò sưởi, tháp làm lạnh.
- Máy thu nạp năng lượng mặt trời không dùng điện.
- Thiết bị thông gió, làm lạnh hoặc điều hoà không khí.
- Thiết bị khí đốt (gas).
- Bơm hơi.
- Lắp đặt hệ thống ống dẫn điều hoà không khí.
Trách nhiệm bảo hành các hệ thống, thiết bị được quy định tại khoản 1, khoản 2 khoản 3 và khoản 6 Điều 28 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
- Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về việc bảo hành đối với phần công việc do mình thực hiện.
- Chủ đầu tư phải thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu tham gia xây dựng công trình về quyền và trách nhiệm của các bên trong bảo hành công trình xây dựng; thời hạn bảo hành công trình xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ; biện pháp, hình thức bảo hành; giá trị bảo hành; việc lưu giữ, sử dụng, hoàn trả tiền bảo hành, tài sản bảo đảm, bảo lãnh bảo hành hoặc các hình thức bảo lãnh khác có giá trị tương đương. Các nhà thầu nêu trên chỉ được hoàn trả tiền bảo hành, tài sản bảo đảm, bảo lãnh bảo hành hoặc các hình thức bảo lãnh khác sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì hình thức bảo hành được quy định bằng tiền hoặc thư bảo lãnh bảo hành của ngân hàng; thời hạn và giá trị bảo hành được quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 28 Nghị định 06/2021/NĐ-CP.
- Tùy theo điều kiện cụ thể của công trình, chủ đầu tư có thể thỏa thuận với nhà thầu về thời hạn bảo hành riêng cho một hoặc một số hạng mục công trình hoặc gói thầu thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị ngoài thời gian bảo hành chung cho công trình theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Nghị định 06/2021/NĐ-CP.
- Thời hạn bảo hành đối với các thiết bị công trình, thiết bị công nghệ được xác định theo hợp đồng xây dựng nhưng không ngắn hơn thời gian bảo hành theo quy định của nhà sản xuất và được tính kể từ khi nghiệm thu hoàn thành công tác lắp đặt, vận hành thiết bị.