Thành lập công ty chuyên xuất bản báo, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ thì đăng ký mã ngành 5813 có được hay không?
>> Mã ngành 5819 là gì? Hoạt động xuất bản khác bao gồm các hoạt động nào?
>> Mã ngành 4721 là gì? Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh thì đăng ký mã ngành gì?
Căn cứ Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 5813 là về xuất bản báo, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ. Nhóm này gồm:
(i) 58131: Xuất bản báo, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ trực tuyến
Nhóm này gồm: Hoạt động xuất bản trực tuyến báo chí, bao gồm báo quảng cáo cũng như các ấn phẩm định kỳ và báo chí khác. Việc xuất bản các chương trình đài phát thanh và truyền hình cũng được phân vào đây.
(ii) 58132: Xuất bản báo, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ khác
Nhóm này gồm: Hoạt động xuất bản in hoặc dạng khác (trừ trực tuyến) báo chí, bao gồm báo quảng cáo cũng như các ấn phẩm định kỳ và báo chí khác. Các thông tin có thể được xuất bản dưới dạng in hoặc dạng báo điện tử, bao gồm cả Internet. Việc xuất bản các chương trình đài phát thanh và truyền hình cũng được phân vào đây.
Như vậy, thành lập công ty chuyên xuất bản báo, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ thì đăng ký mã ngành 5813 là đúng theo quy định pháp luật hiện hành.
Mã ngành 5813: Xuất bản báo, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Luật Xuất bản 2012, cơ quan, tổ chức sau đây được thành lập nhà xuất bản (sau đây gọi chung là cơ quan chủ quản nhà xuất bản):
(i) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cấp tỉnh.
(ii) Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.
Căn cứ Điều 13 Luật Xuất bản 2012 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 19 Luật 35/2018/QH14), việc thành lập nhà xuất bản phải có đủ các điều kiện sau đây:
(i) Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản.
(ii) Có người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 Luật Xuất bản 2012 để bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu.
(iii) Có trụ sở, nguồn tài chính và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản do Chính phủ quy định.
(iv) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch và chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động xuất bản.
Điều 14. Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và đình chỉ hoạt động của nhà xuất bản – Luật Xuất bản 2012 1. Cơ quan chủ quản nhà xuất bản lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản; b) Đề án thành lập nhà xuất bản và giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 của Luật này. 2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do. 3. Sau khi được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản, cơ quan chủ quản ra quyết định thành lập nhà xuất bản và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để nhà xuất bản hoạt động. Nhà xuất bản được hoạt động phù hợp với nội dung ghi trong giấy phép thành lập. 4. Nhà xuất bản bị đình chỉ hoạt động có thời hạn trong các trường hợp sau đây: a) Sau khi thành lập và trong quá trình hoạt động, cơ quan chủ quản và nhà xuất bản không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 13 của Luật này; b) Nhà xuất bản thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép thành lập nhà xuất bản c) Nhà xuất bản vi phạm quy định của pháp luật về xuất bản mà bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động. 5. Giấy phép thành lập nhà xuất bản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây: a) Hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ; b) Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản mà cơ quan chủ quản không ra quyết định thành lập nhà xuất bản; c) Trong thời hạn 12 tháng liên tục mà nhà xuất bản không có xuất bản phẩm nộp lưu chiểu; d) Không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 của Luật này và gây hậu quả nghiêm trọng; đ) Vi phạm nghiêm trọng các quy định khác của pháp luật. 6. Khi giấy phép thành lập nhà xuất bản bị thu hồi trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 5 Điều này thì cơ quan chủ quản nhà xuất bản phải thực hiện việc giải thể nhà xuất bản theo quy định của pháp luật. |