Theo quy định pháp luật, thành lập công ty chuyên đóng thuyền, xuồng thể thao và giải trí thì đăng ký mã ngành nào? Có được đăng ký mã ngành 3012 không?
>> Mã ngành 2823 là gì? Sản xuất máy luyện kim thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 1080 là gì? Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ theo quy định tại Phần A Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 3012 – 30120 là về đóng thuyền, xuồng thể thao và giải trí. Nhóm này gồm:
- Sản xuất xuồng hơi và bè mảng.
- Đóng thuyền buồm có hoặc không có trợ lực.
- Đóng xuồng máy.
- Đóng tàu đệm không khí dùng cho giải trí.
- Đóng thủy phi cơ cá nhân.
- Đóng tàu du lịch và thuyền thể thao khác như: Thuyền bơi, ca nô, xuồng.
Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, đóng thuyền, xuồng thể thao và giải trí thì đăng ký mã ngành 3012 là đúng.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 3012: Đóng thuyền, xuồng thể thao và giải trí
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 3012 loại trừ đối với:
- Sản xuất bộ phận của tàu du lịch và tàu thể thao như:
+ Sản xuất buồm được phân vào nhóm 13920 (Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục)).
+ Sản xuất mỏ neo sắt hoặc thép được phân vào nhóm 2599 (Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu).
+ Sản xuất động cơ tàu thủy được phân vào nhóm 28110 (Sản xuất động cơ, tua bin (trừ động cơ máy bay, ô tô, mô tô và xe máy)).
- Sản xuất ván thuyền buồm và ván lướt sóng được phân vào nhóm 32300 (Sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao).
- Bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay đổi tàu du lịch được phân vào nhóm 33150 (Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác)).
Căn cứ Điều 6 Nghị định 48/2019/NĐ-CP, điều kiện đối với phương tiện, người lái phương tiện khi tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước như sau:
(i) Phương tiện phục vụ hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước phải thực hiện đăng kiểm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành và đăng ký theo quy định tại Nghị định 48/2019/NĐ-CP, trừ phương tiện đã được đăng ký theo các quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa hoặc pháp luật về hàng hải.
(ii) Đối với người lái phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước:
- Người lái phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước phải đủ 15 tuổi trở lên, đảm bảo về sức khỏe.
- Người lái phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 05 sức ngựa phải có giấy chứng nhận lái phương tiện theo quy định.
- Người lái phương tiện phải mặc áo phao trong suốt thời gian tham gia hoạt động vui chơi, giải trí.
- Người lái phương tiện không thuộc trường hợp quy định tại gạch đầu dòng thứ hai khoản (ii) Mục này phải được hướng dẫn về kỹ năng an toàn do tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tổ chức trước khi điều khiển phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước.
Điều 5. Vùng hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước – Nghị định 48/2019/NĐ-CP 1. Vùng hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước gồm 02 vùng: a) Vùng 1: Là vùng nước trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển hoặc khu vực hàng hải; b) Vùng 2: Là vùng nước khác không thuộc vùng 1, được đánh dấu, xác định vị trí bằng phao hoặc cờ hiệu có màu sắc dễ quan sát. 2. Thời gian tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước Căn cứ tình hình thực tế, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này quyết định khoảng thời gian trong ngày được phép tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí tại vùng 1; cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này quy định khoảng thời gian trong ngày được phép tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí tại vùng 2. |