Công ty chuyên xử lý phế phẩm của giết mổ gia súc để chế biến thức ăn gia súc có thuộc nhóm mã ngành 1080 về hoạt động sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản không?
>> Mã ngành 2826 là gì? Sản xuất máy cho ngành dệt, may và da thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục của Quyết định 27/2018/QD-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành 1080 thuộc 08 - 1080 -10800: Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản. Nội dung cụ thể của nhóm này gồm:
- Sản xuất đồ ăn sẵn cho vật nuôi kiểng, bao gồm chó, mèo, chim, cá, v.v...
- Sản xuất đồ ăn sẵn cho động vật trang trại, bao gồm thức ăn cô đặc và thức ăn bổ sung.
- Chuẩn bị thức ăn nguyên chất cho gia súc nông trại.
Nhóm này cũng gồm: Xử lý phế phẩm của giết mổ gia súc để chế biến thức ăn gia súc.
Theo quy định nêu trên thì công ty chuyên xử lý phế phẩm của giết mổ gia súc để chế biến thức ăn gia súc thuộc nhóm mã ngành 1080 về hoạt động sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản.
![]() |
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 1080: Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 1080 loại trừ những trường hợp sau đây:
- Sản phẩm thịt cá cho thức ăn gia súc được phân vào nhóm 1020 (Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản).
- Sản xuất bánh có dầu được phân vào nhóm 10402 (Sản xuất dầu, bơ thực vật).
- Các hoạt động dẫn đến các sản phẩm phụ có thể dùng làm thức ăn gia súc mà không cần xử lý đặc biệt, ví dụ hạt có dầu được phân vào nhóm 10402 (Sản xuất dầu, bơ thực vật), bã của hạt xay nghiền được phân vào nhóm 1061 (Xay xát và sản xuất bột thô).
(i) 1020: Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản
Nhóm này gồm:
- Chế biến và bảo quản cá, tôm, của và loài thân mềm; làm lạnh, sấy khô, hun khói, ướp muối, ngâm trong nước muối, đóng gói...
- Sản xuất các sản phẩm cá, tôm cua và các loài động vật thân mềm; cá nấu chín, cá khúc, cá rán, trứng cá muối, phụ phẩm trứng cá muối...
- Sản xuất các thức ăn cho người hoặc súc vật từ cá.
- Sản xuất các thức ăn từ cá và các động vật sống dưới nước khác không dùng cho người.
Nhóm này cũng gồm:
- Hoạt động của các tàu tham gia việc chế biến, bảo quản cá.
- Chế biến rong biển.
(ii) 10402: Sản xuất dầu, bơ thực vật:
- Thực vật thô, dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu cọ, dầu hướng dương, dầu hạt bông, dầu nho, dầu cải hoặc dầu mù tạc, dầu hạt lanh...
- Sản xuất bột hoặc thức ăn từ các hạt có dầu chưa lấy dầu.
- Sản xuất dầu thực vật tinh luyện: Dầu ôliu, dầu đậu nành...
- Chế biến dầu thực vật: Luộc, khử nước, hiđrô hoá...
- Sản xuất bơ thực vật.
- Sản xuất chất phết bánh từ dầu thực vật.
Nhóm này cũng gồm:
- Sản xuất khô dầu, xơ bông và các sản phẩm phụ khác từ sản xuất dầu.
(iii) 1061: Xay xát và sản xuất bột thô
- 10611: Xay xát
Nhóm này gồm: Hoạt động xay xát gạo: sản xuất gạo bằng cách tách vỏ trấu, xay xát, đánh bóng, luộc qua.
- 10612: Sản xuất bột thô
Nhóm này gồm:
+ Sản xuất bột thô: Sản xuất bột mỳ, yến mạch, thức ăn hoặc viên thức ăn từ lúa mỳ, lúa mạch đen, yến mạch, ngô và các hạt ngũ cốc khác.
+ Sản xuất bột gạo.
+ Xay rau: Sản xuất bột hoặc thức ăn từ các loại đậu, các rễ thân cây hoặc các hạt ăn được khác.
+ Chế biến đồ ăn sáng từ ngũ cốc.
+ Sản xuất bột hỗn hợp hoặc bột đã trộn sẵn làm bánh mỳ, bánh quy và bánh ngọt.
Điều 28. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá - Luật Thương mại 2005 1. Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. 2. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. |