Thiết kế vi mạch là gì? Doanh nghiệp có dự án thiết kế vi mạch cần đáp ứng tiêu chí gì để được hỗ trợ chi phí đầu tư? Việc đánh giá đề nghị hỗ trợ chi phí gồm những nội dung nào?
>> Chứng chỉ tiền gửi là gì? Đối tượng nào được phát hành chứng chỉ tiền gửi?
>> Trường mầm non tư thục phải có mức đầu tư ít nhất bao nhiêu thì được cho phép hoạt động?
Pháp luật hiện hành hiện chưa có quy định cụ thể nào về thiết kế vi mạch là gì? Tuy nhiên quý khách hàng có thể tham khảo định nghĩa dưới đây để tìm hiều thiết kế vi mạch là gì:
Thiết kế vi mạch, còn được biết đến với tên gọi thiết kế mạch tích hợp (IC design), là một quy trình phức tạp nhằm phát triển các mạch điện tử nhỏ gọn và hiệu quả. Quy trình này bao gồm việc tạo ra các thành phần điện tử được tích hợp trên một con chip duy nhất, giúp giảm kích thước và tăng hiệu suất của các thiết bị điện tử.
Vi mạch thường được sử dụng trong nhiều loại thiết bị hiện đại, từ điện thoại di động, máy tính cá nhân cho đến các thiết bị thông minh khác như máy tính bảng và đồng hồ thông minh. Thiết kế vi mạch không chỉ yêu cầu kiến thức sâu rộng về điện tử mà còn đòi hỏi sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề để tối ưu hóa hiệu suất và tiết kiệm năng lượng.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Thiết kế vi mạch là gì; Doanh nghiệp có dự án thiết kế vi mạch cần đáp ứng tiêu chí gì để được hỗ trợ chi phí đầu tư (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 182/2024/NĐ-CP về tiêu chí và điều kiện hỗ trợ chi phí cụ thể như sau:
1. Doanh nghiệp thuộc đối tượng hưởng hỗ trợ chi phí quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 16 Nghị định này phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
…
đ) Doanh nghiệp có dự án thiết kế vi mạch thì không phải đáp ứng tiêu chí về quy mô vốn hoặc doanh thu quy định tại Nghị định này nhưng phải có cam kết sử dụng tối thiểu 300 kỹ sư, cán bộ quản lý người Việt Nam sau thời gian 5 năm hoạt động tại Việt Nam và hằng năm hỗ trợ Việt Nam đào tạo được tối thiểu 30 kỹ sư chất lượng cao trong lĩnh vực thiết kế vi mạch.
...
Theo đó, doanh nghiệp có dự án thiết kế vi mạch thì không phải đáp ứng tiêu chí về quy mô vốn hoặc doanh thu theo quy định nhưng phải có cam kết sử dụng tối thiểu 300 kỹ sư, cán bộ quản lý người Việt Nam sau thời gian 5 năm hoạt động tại Việt Nam và hằng năm hỗ trợ Việt Nam đào tạo được tối thiểu 30 kỹ sư chất lượng cao trong lĩnh vực thiết kế vi mạch thì sẽ được hưởng hỗ trợ chi phí đầu tư.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 182/2024/NĐ-CP về các nội dung đánh giá đề nghị hỗ trợ chi phí bao gồm:
1. Nội dung đánh giá đề nghị hỗ trợ chi phí bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp với tiêu chí và điều kiện của đối tượng được hưởng hỗ trợ;
b) Đánh giá sự phù hợp với các nguyên tắc áp dụng chính sách hỗ trợ;
c) Đánh giá tiêu chí đáp ứng các điều kiện để xác định mức hỗ trợ chi phí;
d) Đánh giá sự phù hợp giữa chi phí hỗ trợ mà doanh nghiệp đề nghị với các hạng mục hỗ trợ chi phí quy định tại Nghị định này;
đ) Đánh giá tình hình thực hiện cam kết giải ngân vốn đầu tư của dự án;
e) Đánh giá tình hình sử dụng lao động và tuân thủ quy định về đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp;
g) Đánh giá tình hình thực hiện các cam kết khác của doanh nghiệp để được hưởng hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này.