Chứng chỉ tiền gửi là gì? Đối tượng nào được phát hành chứng chỉ tiền gửi? Nguyên tắc phát hành chứng chỉ tiền gửi? Đối tượng nào được mua chứng chỉ tiền gửi?
>> Trường mầm non tư thục phải có mức đầu tư ít nhất bao nhiêu thì được cho phép hoạt động?
>> Doanh nghiệp khai khác khoáng sản có được chuyển nhượng quyền khai thác không?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-NHNN, chứng chỉ tiền gửi, là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
Căn cứ Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-NHNN, đối tượng được phát hành chứng chỉ tiền gửi bao gồm:
(i) Ngân hàng thương mại.
(ii) Ngân hàng hợp tác xã.
(iii) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(iv) Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.
Trên đây là các đối tượng được phát hành chứng chỉ tiền gửi.
Toàn văn File Word Luật Các tổ chức tín dụng và VB hướng dẫn có hiệu lực từ 01/7/2024 |
Chứng chỉ tiền gửi là gì; Đối tượng được phát hành chứng chỉ tiền gửi (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 11 Thông tư 01/2021/TT-NHNN, quy định nguyên tắc phát hành tiền gửi như sau:
(i) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động tổ chức các đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi theo quy định tại Thông tư 01/2021/TT-NHNN khi tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
(ii) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phát hành chứng chỉ tiền gửi trực tiếp cho người mua tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(iii) Chứng chỉ tiền gửi phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc chứng nhận quyền sở hữu kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi phải bao gồm các nội dung sau:
- Tên tổ chức phát hành.
- Tên gọi kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi.
- Ký hiệu, số sê-ri phát hành.
- Chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.
- Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán.
- Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi.
- Họ tên, số CMND hoặc thẻ CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, địa chỉ của người mua (nếu người mua là cá nhân).
Tên tổ chức mua, số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp), địa chỉ của tổ chức mua (nếu người mua là tổ chức).
- Đối với chứng chỉ tiền gửi do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành, ghi rõ người sở hữu chỉ được chuyển quyền sở hữu cho tổ chức.
- Các nội dung khác chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định.
Căn cứ Điều 4 Thông tư 01/2021/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư 12/2021/TT-NHNN), đối tượng được mua chứng chỉ tiền gửi bao gồm:
(i) Tổ chức Việt Nam và nước ngoài (bao gồm cả tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài).
(ii) Cá nhân Việt Nam và nước ngoài.
Lưu ý: Các trường hợp sau sẽ không được mua chứng chỉ tiền gửi là:
- Đối tượng mua chứng chỉ tiền gửi do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành là tổ chức Việt Nam và tổ chức nước ngoài.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua chứng chỉ tiền gửi có thời hạn từ 12 tháng trở lên.