Theo quy định pháp luật, thành lập công ty chuyên về sản xuất bi, bánh răng, hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động thì đăng ký mã ngành 2814 được không?
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 2814 – 28140 là về sản xuất bi, bánh răng, hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động. Nhóm này gồm:
- Sản xuất bi rời, ô bi, vòng bi tròn và các chi tiết khác.
- Sản xuất thiết bị truyền tải năng lượng cơ khí như:
+ Truyền trục và quay: trục cam, tay quay, lắc quay tay...
+ Trục phẳng, bánh răng chuyển động ma sát.
- Sản xuất bánh răng, hệ thống bánh răng và hộp số, các hộp thay đổi tốc độ khác.
- Sản xuất khớp ly hợp và trục nối.
- Sản xuất bánh đà và ròng rọc.
- Sản xuất dây xích có khớp nối.
- Sản xuất dây xích chuyển động bằng năng lượng.
Như vậy, thành lập công ty chuyên về sản xuất bi, bánh răng, hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động thì đăng ký mã ngành 2814 là đúng với quy định pháp luật hiện hành.
![]() |
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 2814: Sản xuất bi, bánh răng, hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 2814 loại trừ đối với:
- Sản xuất các dây xích khác được phân vào nhóm 2599 (Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu).
- Sản xuất khớp ly hợp (điện từ) được phân vào nhóm 29300 (Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác).
- Sản xuất dây chuyền phụ trợ cho thiết bị chuyển động năng lượng như các bộ phận của động cơ hoặc máy bay được phân vào ngành 29 (Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác) và ngành 30 (Sản xuất phương tiện vận tải khác).
Căn cứ Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020, định giá tài sản góp vốn được quy định như sau:
(i) Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
(ii) Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
(iii) Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.