Mã ngành 4761 quy định về vấn đề gì? Trường hợp muốn kinh doanh bán lẻ sách, báo, tạp chí văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 4761 là về bán lẻ sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh (Theo STT 47 Phần G Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Nhóm này gồm bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng như:
- Bán lẻ sách, truyện các loại.
- Bán lẻ báo, tạp chí, bưu thiếp, ấn phẩm khác.
- Bán lẻ văn phòng phẩm: Bút mực, bút bi, bút chì, giấy, cặp hồ sơ...
Loại trừ: Bán lẻ sách cũ hoặc sách cổ được phân vào nhóm 47749 (Bán lẻ hàng hóa khác đã qua sử dụng trong các cửa hàng chuyên doanh).
Như vậy, trường hợp muốn kinh doanh bán lẻ sách, báo, tạp chí văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh thì đăng ký mã ngành 4761 nêu trên.
![]() |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Mã ngành 4761: Bán lẻ sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Nhóm 47749 là về bán lẻ hàng hóa khác đã qua sử dụng trong các cửa hàng chuyên doanh (Theo STT 47 Phần G Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Nhóm này gồm:
- Bán lẻ sách báo, truyện, tạp chí cũ, kể cả cho thuê.
- Bán lẻ hàng đã qua sử dụng khác.
- Bán lẻ đồ cổ.
- Hoạt động của đấu giá viên.
Theo đó, nhóm 47749 có những trường hợp loại trừ sau đây:
- Bán lẻ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác, loại đã qua sử dụng được phân vào nhóm 45120 (Bán lẻ ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống)) và nhóm 45412 (Bán lẻ mô tô, xe máy).
- Hoạt động đấu giá qua internet và đấu giá khác không ở cửa hàng (bán lẻ) được phân vào nhóm 47910 (Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet) và nhóm 47990 (Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu).
- Hoạt động của cửa hàng cầm đồ được phân vào nhóm 64920 (Hoạt động cấp tín dụng khác).
Điều 6. Thương nhân - Luật Thương mại 2005 1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. 2. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm. 3. Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ. 4. Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước. Điều 7. Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân - Luật Thương mại 2005 Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật. Điều 8. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại - Luật Thương mại 2005 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thương mại. 2. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại cụ thể được quy định tại Luật này. 3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại trong lĩnh vực được phân công. 4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại tại địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ. |