Kinh doanh về máy đóng đinh dùng điện đăng ký mã ngành 2818 về sản xuất dụng cụ cầm tay chạy bằng mô tơ hoặc khí nén có đúng với quy định pháp luật hiện hành hay không?
>> Mã ngành 2816 là gì? Sản xuất các thiết bị nâng, hạ và bốc xếp thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục của Quyết định 27/2018/QD-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành 2818 - 28180 là về sản xuất dụng cụ cầm tay chạy bằng mô tơ hoặc khí nén. Trong đó, sản xuất dụng cụ cầm tay có mô tơ điện hoặc không dùng điện hoặc chạy nước như:
+ Cưa tròn hoặc cưa thẳng.
+ Máy khoan hoặc khoan búa.
+ Máy đánh bóng dùng điện cầm tay.
+ Máy đóng đinh thủy lực.
+ Tầng đệm.
+ Máy bào ngang.
+ Máy mài.
+ Máy dập.
+ Súng tán đinh thủy lực.
+ Máy bào đứng.
+ Máy xén.
+ Máy vặn.
+ Máy đóng đinh dùng điện.
Theo quy định nêu trên thì việc kinh doanh về máy đóng đinh dùng điện đăng ký mã ngành 2818 về sản xuất dụng cụ cầm tay chạy bằng mô tơ hoặc khí nén là đúng với quy định pháp luật hiện hành.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 2818 - 28180: Sản xuất dụng cụ cầm tay chạy bằng mô tơ hoặc khí nén (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo khoản 14 Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.
Căn cứ Điều 28 Luật Thương mại 2005, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá được hiểu là:
(i) Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
(ii) Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá - Luật Thương mại 2005 1. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam. 2. Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam. Điều 30. Chuyển khẩu hàng hoá - Luật Thương mại 2005 1. Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. 2. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện theo các hình thức sau đây: a) Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam; b) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam; c) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. |