Cụ thể quy định pháp luật về việc đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa như thế nào?
>> Hợp đồng cho thuê tài chính chấm dứt trước hạn trong những trường hợp nào?
>> Từ tháng 02/2025 không thanh toán tiền điện bao lâu thì ngừng, giảm cung cấp điện?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH, về việc đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa như sau:
(i) Tổ chức đánh giá sự phù hợp cho sản phẩm và hàng hóa nhóm 2, thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, là tổ chức được Bộ này chỉ định, thừa nhận hoặc đã đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP.
(ii) Phương thức đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa:
a) Việc đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được thực hiện theo phương thức 5, 7 và 8 quy định tại Điều 5 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
b) Đối với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực, không quy định phương thức chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 thì thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Giải đáp thắc mắc: Việc đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa được quy định thế nào
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 5 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN, gồm 08 phương thức đánh giá sự phù hợp sau đây:
a) Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình;
b) Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
c) Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
d) Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
đ) Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
e) Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
g) Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
h) Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
>> Nội dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp nêu trên được thực hiện theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 15 Thông tư 07/2024/TT-BKHCN).
Cụ thể về việc áp dụng phương thức đánh giá sự phù hợp phải đảm bảo them Điều 6 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN, gồm những nội dung sau:
Điều 6. Áp dụng phương thức đánh giá sự phù hợp
1. Phương thức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn áp dụng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường cụ thể do tổ chức chứng nhận hợp chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn lựa chọn theo các phương thức đánh giá sự phù hợp quy định tại Điều 5 của Thông tư này. Phương thức đánh giá sự phù hợp được lựa chọn phải thích hợp với đối tượng được đánh giá để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá sự phù hợp.
2. Phương thức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
3. Phương thức đánh giá sự phù hợp phải được ghi cụ thể trên giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.