Công nghệ 4.0 là gì? Công nghệ 4.0 gồm những gì? Nội dung chương trình Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 bao gồm những gì?
>> Việc đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa được quy định thế nào?
>> Hợp đồng cho thuê tài chính chấm dứt trước hạn trong những trường hợp nào?
Công nghệ 4.0 (hay Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0) là sự kết hợp giữa các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), chuỗi khối (Blockchain), điện toán đám mây (Cloud Computing)… nhằm tự động hóa, tối ưu hóa và số hóa các quy trình trong kinh tế, doanh nghiệp và đời sống.
Công nghệ 4.0 giúp kết nối con người, máy móc và dữ liệu theo cách thông minh, tạo ra hệ thống sản xuất và quản lý thông minh, nâng cao hiệu suất và giảm chi phí.
Một số công nghệ nổi bật trong thời đại 4.0:
- Trí tuệ nhân tạo (AI) – Máy móc có thể học hỏi, phân tích và đưa ra quyết định thay con người.
- Dữ liệu lớn (Big Data) – Thu thập, phân tích dữ liệu khổng lồ để hỗ trợ ra quyết định.
- Internet vạn vật (IoT) – Kết nối thiết bị với Internet để tự động trao đổi dữ liệu.
>> Xem thêm: IoT là gì?
- Điện toán đám mây (Cloud Computing) – Lưu trữ và xử lý dữ liệu trực tuyến, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí.
- Chuỗi khối (Blockchain) – Công nghệ bảo mật cao, ứng dụng trong tài chính, hợp đồng thông minh.
- Thực tế ảo (VR) và Thực tế tăng cường (AR) – Mô phỏng không gian ảo phục vụ giải trí, đào tạo, sản xuất.
- In 3D – Tạo sản phẩm nhanh chóng từ dữ liệu kỹ thuật số, ứng dụng trong y tế, sản xuất.
- Robot và tự động hóa – Giảm nhân công lao động, tăng hiệu suất sản xuất.
Lưu ý: Nội dung “Công nghệ 4.0 là gì? Công nghệ 4.0 gồm những gì?” chỉ mang tính chất tham khảo.
![]() |
File word CHƯƠNG TRÌNH “HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CỦA CÔNG NGHIỆP 4.0” |
Công nghệ 4.0 là gì; Công nghệ 4.0 gồm những gì (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 370/QĐ-BKHCN năm 2024 nội dung của chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0” bao gồm:
1. Nghiên cứu, làm chủ và chuyển giao công nghệ, giải pháp công nghệ hình thành từ các công nghệ số như: Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (loT), phân tích dữ liệu lớn (Big data analytics), chuỗi khối (blockchain), thực tế ảo/thực tế ảo tăng cường (VR/AR), điện toán đám mây (Cloud Computing)... và các công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực vật lý, công nghệ sinh học, năng lượng và môi trường thuộc Danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 mà Việt Nam có lợi thế để tạo ra các sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, trong đó ưu tiên vào một số hướng chủ yếu sau:
- Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ của công nghiệp 4.0 trong thiết kế, chế tạo, tích hợp, thử nghiệm và tạo ra các nền tảng công nghệ, hệ thống, thiết bị, phần mềm, giải pháp công nghệ phục vụ sản xuất - kinh doanh và dịch vụ; phục vụ quốc phòng, an ninh, các hoạt động cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai và ứng phó sự cố, bệnh dịch;
- Nghiên cứu, phát triển các nền tảng cho tính toán hiệu năng cao, tính toán đám mây, tính toán sương mù; các công nghệ, mô hình trí tuệ nhân tạo (TTNT) như: trí tuệ tổng quát nhân tạo (Artificial General inteligence), TTNT tạo sinh (Generative AI)...; các nền tảng cung cấp dịch vụ, sản phẩm TTNT quan trọng như xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính, quy trình tự động; các công nghệ TTNT dựa trên dữ liệu, tương tác người - máy; các loại robot tiên tiến và phương tiện tự hành thông minh hoạt động trên mặt đất, trên không và dưới nước, trong một số lĩnh vực có nhu cầu ứng dụng trong nước, hướng đến các thị trường ngoài nước;
- Nghiên cứu, phát triển các hệ thống, thiết bị, phần mềm phân tích nhận dạng, phân loại, dự báo, điều khiển dựa trên TTNT, phân tích dữ liệu lớn và các công nghệ chủ chốt khác của công nghiệp 4.0 trong các lĩnh vực như: y tế, văn hóa, thể thao và du lịch, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp, công nghiệp chế biến và chế tạo, giáo dục - đào tạo và dạy nghề, giao thông vận tải, xây dựng, thông tin - truyền thông, tài nguyên - môi trường, quốc phòng, an ninh,...;
- Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm ứng dụng TTNT trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn;
- Nghiên cứu phát triển, làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo, tích hợp, đóng gói và kiểm thử linh kiện, vi mạch điện tử tích hợp (IC), điện tử linh hoạt (PE); ưu tiên nghiên cứu và phát triển sản phẩm là các bản thiết kế vi mạch và lõi IP (tài sản trí tuệ).
3. Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ của công nghiệp 4.0 và mô hình, giải pháp chuyển đổi số vào điều hành, quản trị, sản xuất - kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; nghiên cứu ứng dụng một số mô hình sản xuất thông minh, nhà máy thông minh trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo; mô hình triển khai, kinh doanh dịch vụ dựa trên công nghệ số; mô hình giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học - nghệ thuật, nhân văn (STEM, STEAM)...
4. Nghiên cứu tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động, xây dựng và cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các bộ quy tắc về đạo đức và trách nhiệm trong việc nghiên cứu, thiết kế, phát triển, triển khai và ứng dụng các công nghệ của công nghiệp 4.0, các công cụ hỗ trợ thực hành và đánh giá việc áp dụng các bộ quy tắc đạo đức và trách nhiệm....