Thành lập doanh nghiệp kinh doanh sản xuất rượu vang thì đăng ký mã ngành gì thì đúng quy định pháp luật? Có được đăng ký mã ngành 1102 không?
>> Mã ngành 1103 là gì? Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 1077 là gì? Sản xuất cà phê thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ theo quy định tại Phần A Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 1102 -11020 là về sản xuất rượu vang. Nhóm này gồm:
- Sản xuất rượu vang.
- Sản xuất rượu sủi tăm.
- Sản xuất rượu từ chiết xuất của nho.
- Sản xuất đồ uống có cồn lên men nhưng không qua chưng cất như rượu sake, rượu táo, rượu lê, rượu mật ong, rượu hoa quả khác và đồ uống hỗn hợp chứa cồn.
- Sản xuất rượu vec mut và đồ uống tương tự.
Nhóm này cũng gồm:
- Pha chế các loại rượu vang.
- Sản xuất rượu không cồn và có độ cồn thấp.
Loại trừ:
- Sản xuất dấm được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu).
- Đóng chai và dán nhãn được phân vào nhóm 463 (Bán buôn lương thực, thực phẩm, đồ uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào) nếu công việc này là một phần của việc bán buôn, và nhóm 82920 (Dịch vụ đóng gói) nếu được tiến hành trên cơ sở thuê hoặc hợp đồng.
Như vậy, thành lập doanh nghiệp kinh doanh sản xuất rượu vang đăng ký mã ngành 1102 là đúng với quy định pháp luật hiện hành.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 1102: Sản xuất rượu vang (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Nhóm 10790 là về sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu.
Nhóm này gồm:
- Sản xuất súp và nước xuýt.
- Sản xuất thực phẩm đặc biệt như: Đồ ăn dinh dưỡng, sữa và các thực phẩm dinh dưỡng, thức ăn cho trẻ nhỏ, thực phẩm có chứa thành phần hoóc môn.
- Sản xuất gia vị, nước chấm, nước sốt như sốt madonnê, bột mù tạt và mù tạt.
- Sản xuất dấm.
- Sản xuất mật ong nhân tạo và kẹo.
- Sản xuất thực phẩm chế biến sẵn dễ hỏng như: Bánh sandwich, bánh pizza tươi.
Nhóm này cũng gồm:
- Sản xuất các loại trà dược thảo (bạc hà, cỏ roi ngựa, cúc la mã).
- Sản xuất men bia.
- Sản xuất nước cốt và nước ép từ thịt, cá, tôm, cua, động vật thân mềm.
- Sản xuất sữa tách bơ và bơ.
- Sản xuất các sản phẩm trứng, albumin trứng.
- Sản xuất muối thanh từ muối mua, bao gồm muối trộn i ốt.
- Sản xuất các sản phẩm cô đặc nhân tạo.
- Sơ chế, làm sạch, sấy khô tổ yến.
- Sản xuất thực phẩm chức năng.
Loại trừ:
- Trồng cây gia vị được phân vào nhóm 0128 (Trồng cây gia vị, cây dược liệu, cây hương liệu lâu năm).
- Sản xuất inulin được phân vào nhóm 10620 (Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột).
- Sản xuất pizza đông lạnh được phân vào nhóm 10750 (Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn).
- Sản xuất rượu mạnh, bia, rượu vang và đồ uống nhẹ được phân vào ngành 11 (Sản xuất đồ uống).
- Sản xuất sản phẩm thực vật cho mục đích làm thuốc được phân vào nhóm 2100 (Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu).
Căn cứ Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp được quy định như sau:
(i) Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:
- Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính.
- Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
(ii) Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là việc người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử bao gồm các dữ liệu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử có giá trị pháp lý tương đương hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy.
(iii) Tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
(iv) Tài khoản đăng ký kinh doanh là tài khoản được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cấp cho cá nhân để thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. Cá nhân được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký để được cấp và việc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
(v) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
(vi) Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục, liên thông trong đăng ký doanh nghiệp.