Có bắt buộc phải niêm yết nội quy lao động tại nơi làm việc không? Công ty không niêm yết nội quy lao động có bị phạt không? Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu nào?
>> Khi bị tạm giam người lao động mất 03 quyền lợi nào?
>> Người lao động nhận tiền khi chấm dứt hợp đồng lao động trong bao lâu?
Căn cứ khoản 4 Điều 118 Bộ luật Lao động 2019, quy định nội quy lao động như sau:
Nội quy lao động
…
4. Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
Theo đó, công ty không cần phải niêm yết toàn bộ nội quy lao động mà chỉ cần niêm yết những nội dung chính ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
Như vậy, những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Niêm yết nội quy lao động tạo nơi làm việc (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo nội quy lao động đến toàn bộ người lao động hoặc không niêm yết những nội dung chính của nội quy lao động ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần mức phạt cá nhân (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Như vậy, công ty không niêm yết những nội dung chính của nội quy lao động ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc bị phạt tiền từ 02 - 06 triệu đồng.
Căn cứ khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, quy định nội dung chủ yếu của nội quy lao động như sau:
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: quy định thời giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trong 01 tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc; làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm các đợt nghỉ giải lao ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hằng tuần; nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương;
b) Trật tự tại nơi làm việc: quy định phạm vi làm việc, đi lại trong thời giờ làm việc; văn hóa ứng xử, trang phục; tuân thủ phân công, điều động của người sử dụng lao động;
c) An toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc: trách nhiệm chấp hành các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân, các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; vệ sinh, khử độc, khử trùng tại nơi làm việc;
d) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc: người sử dụng lao động quy định về phòng, chống quấy rối tình dục theo quy định tại Điều 85 Nghị định này;
đ) Bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động: quy định danh mục tài sản, tài liệu, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ; trách nhiệm, biện pháp được áp dụng để bảo vệ tài sản, bí mật; hành vi xâm phạm tài sản và bí mật;
e) Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động: quy định cụ thể các trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật Lao động;
g) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động: quy định cụ thể hành vi vi phạm kỷ luật lao động; hình thức xử lý kỷ luật lao động tương ứng với hành vi vi phạm;
h) Trách nhiệm vật chất: quy định các trường hợp phải bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi gây thiệt hại tài sản; do làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản hoặc tiêu hao vật tư quá định mức; mức bồi thường thiệt hại tương ứng mức độ thiệt hại; người có thẩm quyền xử lý bồi thường thiệt hại;
i) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động: người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 18 của Bộ luật Lao động hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.